Liệu chính phủ của các quốc gia trên thế giới có tiếp tục độc quyền hệ thống tiền tệ? Có phải tất cả đều chuyển sang nghiên cứu, thử nghiệm tiền kỹ thuật số? Các loại tiền điện tử của những công ty tư nhân sẽ tiếp tục lớn mạnh hay stablecoin chiếm ưu thế?
2021 là một năm quan trọng đối với những phát triển về quy định tiền điện tử tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Trong khi Trung Quốc cấm tất cả các hoạt động khai thác, giao dịch, đầu tư tiền điện tử thì Mỹ vẫn đang loay hoay với các cuộc tranh luận.
Có vẻ như những tranh cãi về quy định tiền điện tử của Mỹ sẽ gay gắt hơn trong năm mới 2022. Các điểm nổi bật bao gồm cuộc tranh luận của Thượng viện Mỹ về các điều khoản thuế tiền điện tử trong dự luật cơ sở hạ tầng và việc phê duyệt quỹ giao dịch trao đổi bitcoin dựa trên hợp đồng tương lai (ETF). Nhiều khả năng Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) sẽ tìm cách làm rõ quan điểm của mình về việc liệu các token có phải là chứng khoán chưa đăng ký hay không, với các nhà phát triển token cho tài chính phi tập trung (DeFi) có thể định vị chính mình như thế nào.
Bên cạnh đó, SEC cũng sẽ phải chịu áp lực để phê duyệt một quỹ ETF bitcoin dựa trên giá giao ngay. Không chỉ vậy, sẽ có sự củng cố hơn nữa các quy tắc quốc tế về chống rửa tiền qua đầu tư, giao dịch tiền điện tử.
Tất nhiên, những câu hỏi này sẽ không được giải quyết trong năm 2022. Tuy nhiên, vô số cuộc tranh luận có thể sẽ trở nên gay gắt hơn do nhiều yếu tố thúc đẩy. Trung Quốc đang triển khai dự án Thanh toán điện tử bằng tiền kỹ thuật số (DCEP) trong Thế vận hội mùa Đông vào tháng 2. Mỹ đang phát triển các quy định nhằm vào các tổ chức phát hành stablecoin tư nhân. Và việc áp dụng tiền điện tử phi tập trung để thanh toán tiếp tục phát triển trên khắp thế giới, nhờ sự tiến bộ của các hệ thống.
Có hai điều có vẻ chắc chắn trong năm 2022 về tiền điện tử, cho dù mọi người muốn hay không, đó là: Biến đổi khí hậu sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn và hệ sinh thái tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển. Vì vậy, chúng ta cần phải chấm dứt tình trạng hiện tại trong đó các nhà phê bình tiền điện tử cáo buộc rằng nên cấm khai thác tiền ảo vì vấn đề môi trường. Để khắc phục vấn đề này sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để chuyển hoạt động khai thác sử dụng nguyên liệu hóa thạch sang các hệ thống năng lượng tích hợp khai thác, từ đó tạo ra động lực không chỉ cho các thợ đào sử dụng năng lượng tái tạo mà còn cho toàn bộ lĩnh vực trong nỗ lực phát triển lưới điện “xanh” hiệu quả hơn, được quản lý thông suốt.
Trong khi các ngân hàng, tổ chức tài chính hàng đầu thế giới đưa ra những dự đoán dựa trên phân tích thị trường tài chính truyền thống thì Coindesk khảo sát và tìm ra những chủ đề tiền bạc, tài sản tiền điện tử được cho là sẽ “thống trị” vào năm 2022. Các nhà đầu tư từ nhỏ lẻ tới đầu tư tổ chức sẽ quan tâm nhất tới những chủ đề tiền bạc nào?
Các giám đốc điều hành công ty tiền kỹ thuật số của Mỹ kêu gọi cơ quan lập pháp nước này ban hành những quy định chặt chẽ và phù hợp riêng cho lĩnh vực tiền điện tử. Các lãnh đạo của 6 công ty giao dịch tiền kỹ thuật số lớn ở Mỹ, trong đó có Coinbase và Circle, đã kêu gọi Quốc hội nước này ban hành các quy định quản lý rõ ràng hơn đối với lĩnh vực đang phát triển mạnh trị giá 3.000 tỷ USD này.
Phiên điều trần ngày 8/12 trước Ủy ban dịch vụ tài chính Hạ viện Mỹ đánh dấu lần đầu tiên các công ty tiền điện tử giải trình về hoạt động kinh doanh trước cơ quan lập pháp. Phiên điều trần diễn ra trong bối cảnh gia tăng lo ngại tiền kỹ thuật số có thể gây ra những rủi ro mang tính hệ thống và ảnh hưởng đến các nhà đầu tư.
Tổng Hợp