Tiền gửi từ dân cư tăng mạnh trong bối cảnh những tháng đầu năm nay bất chấp lãi suất ngân hàng đã có dấu hiệu điều chỉnh giảm.
Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây, tính đến cuối tháng 2, tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư đã tăng thêm 314.000 tỷ đồng, tức 5,36% lên gần 6,18 triệu tỷ đồng, vượt số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng.
Tiền gửi từ dân cư tăng mạnh trong bối cảnh những tháng đầu năm nay bất chấp lãi suất ngân hàng đã có dấu hiệu điều chỉnh giảm.
Cuối năm 2022, lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục duy trì ở mức cao lên tới 9-10%/năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng, trong đó có ngân hàng nâng mức lãi suất cao nhất lên tới gần 12%/năm.
Tuy nhiên, sang đến năm 2023, giới ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất 0,5-1% ở các kỳ hạn. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết trong tháng 2, lãi suất trên thị trường đã có xu hướng giảm.
Ở chiều ngược lại, trong giai đoạn này lại ghi nhận tiền gửi đến từ nhóm khách hàng tổ chức kinh tế sụt giảm. Trong đó, số dư tiền gửi của các doanh nghiệptại hệ thống ngân hàng đã giảm hơn 338.000 tỷ đồng, tương ứng 5,68% trong 2 tháng đầu năm. 2 năm trước, tiền gửi của dân cư thấp hơn tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, tiền gửi của nhóm doanh nghiệp giảm trong 2 tháng đầu năm trùng thời điểm Tết Nguyên đán – dịp các doanh nghiệp chi trả lương, thưởng cho người lao động.
Hiện tại, mặt bằng lãi tiền gửi của hệ thống ngân hàng đã về dưới 9%/năm với kỳ hạn 12 tháng. Các ngân hàng tư nhân đang trả lãi suất dao động 7,5-8,8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Còn với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất phổ biến ở mức 7,3-8,5%/năm. Ở nhóm big 4 (4 ngân hàng có vốn Nhà nước), lãi suất vẫn ở mức 7,2%/năm cho kỳ hạn 12 tháng nhiều tháng nay; còn kỳ hạn 6 tháng là 5,8%/năm.
Tổ chức này cho biết, bên cạnh việc cắt giảm chi tiêu, khách hàng cá nhân sẽ có xu hướng tăng “gửi tiết kiệm” trong môi trường lãi suất cao và kinh tế suy yếu (tiền gửi cá nhân tiếp tục đà tăng trưởng cho đến tháng 2-2023).
Trong khi đó, tiền gửi khách hàng doanh nghiệp tiếp tục sụt giảm đáng kể cùng thời điểm. Dù thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng đã dồi dào trở lại, kênh tiền gửi khách hàng hiện vẫn chiếm phần lớn trong tổng huy động của các ngân hàng.
Cụ thể, số liệu do Ngân hàng Nhà nước cập nhật đến tháng 2 vừa qua cho thấy, tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tổ chức, cá nhân tại các ngân hàng là hơn 6,18 triệu tỉ đồng.
Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là trên 5,61 triệu tỉ đồng và tiền gửi của dân cư là hơn 6,17 triệu tỉ đồng. So với cuối năm ngoái, tiền gửi của các tổ chức kinh tế ít hơn 338.086 tỉ đồng. Trong khi đó chỉ sau 2 tháng đầu năm tiền gửi của người dân tại các ngân hàng tăng thêm 314.222 tỉ đồng.
VNDirect cho rằng với xu hướng nói trên, những ngân hàng có tỉ trọng tiền gửi lớn đến từ khách hàng cá nhân và hệ số LDR (tỉ lệ cho vay trên tổng tiền gửi) cao như Sacombank, ACB, Vietcombank… sẽ có lợi cho thanh khoản.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức từ 6,0 – 6,1%/năm (cộng tất cả các kỳ hạn chia bình quân) và lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9 – 9,2%/năm. Những con số này cho thấy tốc độ giảm lãi suất khá tích cực trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, soi vào biểu lãi suất của 27 ngân hàng thì hiện có 11 ngân hàng đang trả lãi suất từ 8-9%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng. Trong khi đó, các kênh đầu tư như vàng, USD, bất động sản, chứng khoán đều èo uột, thì việc tiền gửi của người dân tiếp tục chảy vào hệ thống các tổ chức tín dụng cũng là điều dễ hiểu.
Tổng Hợp
(Dân Trí, Pháp Luật)