Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, 2 quý gần đây, số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân tại hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt, riêng quý 1 năm nay, số dư đã tăng gần 103.600 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 11% và lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu tỷ đồng.
Một số nhà băng quy mô nhỏ như BacABank, BaoVietBank, Nam A Bank, CBBank, PvcomBank, SHB, KienLongBank đều niêm yết trên mức 7,0% cho kỳ hạn dài 12 tháng trở lên. Chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng lên tới gần 3% tùy vào từng kỳ hạn gửi tiền.
Tính đến 20/6, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 8,51%. Nửa đầu năm 2022, các ngân hàng đã sử dụng vượt quá phân nửa chỉ tiêu tín dụng của cả năm 2022 (14%). Nhiều ngân hàng thương mại đang đối diện khả năng hết hạn mức tín dụng được cấp trong năm (room tín dụng). Theo đó, rất nhiều ngân hàng đang kiến nghị nới room.
Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết, nếu nới room tín dụng, áp lực với lạm phát là rất lớn. Để phục vụ nhu cầu tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng sẽ phải chạy đua tăng lãi suất huy động, dẫn tới lãi suất cho vay và nợ xấu tăng theo.
Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, trong nước, lạm phát không còn là nguy cơ mà đang hiện hữu. Tình hình tài chính tiền tệ toàn cầu nói chung có nhiều biến động sẽ tác động tới nước ta vì nền kinh tế Việt Nam có độ mở khá lớn. Giá cả hàng hóa, xăng, dầu đang nóng lên thời gian gần đây. Những vấn đề này sẽ tác động trực tiếp đến việc điều hành tỷ giá, lãi suất…
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, lạm phát 6 tháng đầu năm ở mức 2,44%. Áp lực lạm phát những tháng cuối năm rất lớn.
Lãi suất huy động tăng cũng giúp hút bớt lượng tiền đang lưu thông trong nền kinh tế để điều hướng nhiều hơn vào sản xuất kinh doanh.. Hiện, thanh khoản hệ thống ngân hàng tương đối ổn, dù không được dồi dào như những năm vừa qua. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở mức tương đối ổn.
Kết quả này có được nhờ lãi suất huy động liên tục tăng. Nhìn lại 6 tháng đầu năm, lãi suất tiền gửi đã tăng trung bình khoảng 0,5-1 điểm phần trăm cho kỳ hạn 6-12 tháng so với cuối năm 2021. Mức lãi cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về SCB (7,55% kỳ hạn 18 tháng trở lên), gửi theo hình thức trực tuyến.
Không đứng ngoài cuộc đua lãi suất, một ngân hàng có mức điều chỉnh cao nhất lên tới 0,9%/năm. Theo giới chuyên gia, lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng từ nay cho đến cuối năm. Ngân hàng được nhắc tới chính là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Nhà băng này vừa có sự thay đổi ở các mức lãi suất tiết kiệm áp dụng từ đầu tháng 7, và là ngân hàng có mức chỉnh lãi suất huy động cao nhất trong đợt điều chỉnh lần này.
Cụ thể, với hình thức gửi tại quầy ACB điều chỉnh lãi suất tăng thêm 0,9%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và kỳ hạn 9 tháng, tăng 0,6%/năm cho kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng, tăng 0,8%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng. Cuộc đua lãi suất vẫn chưa hết “nóng” khi đã có 10 ngân hàng đưa ra mức lãi suất trên 7%/năm. Lãi suất huy động tăng khiến tiền gửi nhàn rỗi chảy mạnh trở lại ngân hàng. Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, 81,8% huy động tiền gửi của các ngân hàng dự phóng sẽ tăng trưởng mạnh trong năm nay.
Trong báo cáo gần đây của VNDirect, các chuyên gia nhận định lãi suất tiền gửi đã tăng trở lại kể từ tháng 5/2022. Trong năm nay, lãi suất tiền gửi sẽ khó duy trì ở mức thấp và sẽ bắt đầu tăng trở lại do nhu cầu huy động vốn lên cao dựa trên tín dụng tăng trưởng, sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư hấp dẫn như bất động sản, chứng khoán…và nhất là áp lực lạm phát.
Theo dự đoán của các nhà phân tích, lãi suất có thể được nâng lên 30-50 điểm cơ bản trong năm 2022. Riêng kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tại các NHTM sẽ tăng lên mức bình quân 5,9-6,1%/năm vào cuối năm nay, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức 6,8% một năm giai đoạn trước dịch bệnh.
Tổng Hợp