Nhiều chuyên gia đề xuất huyện Củ Chi lên thẳng thành phố thay vì lên quận. Thông tin này lại làm dấy lên một làn sóng mới xu hướng tìm kiếm bất động sản tại các khu vực sắp quy hoạch hành chính lên quận, thành phố.
Trong hàng “rừng” các thông tin mỗi ngày, nhà đầu tư, người mua nhà cũng cần tỉnh táo để tìm kiếm các nguồn tin uy tín. Đồng thời, phải có kiến thức để đánh giá tiềm năng khu vực dựa trên định hướng và quy hoạch phát triển vùng.
Câu chuyện Củ Chi 5 năm trước giá đất còn tính bằng sào. Chỉ bỏ 500 triệu có 1.000 m2. Nhiều người xuống xem đất vẫn không mua vì chê Củ Chi nóng, thiếu kết nối. Rồi cao tốc TP.HCM – Mộc Bài được quy hoạch và nghe đâu Tập đoàn rất lớn làm cáp treo cho điểm du lịch tâm linh Núi Bà. Giá đất Củ Chi ào ạt tăng giá. Hiện nay khoảng 1,7 tỷ/100 m2. Trước thông tin Củ Chi được lên thẳng thành phố, thì giá 1,7 tỷ hay 2 tỷ vẫn được nhiều nhà đầu tư săn lùng.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, giới kinh doanh địa ốc TPHCM đã có rất nhiều bài học về việc đầu tư đất chạy theo thông tin các siêu dự án. Dự án đề xuất chỉ là một khía cạnh, trong khi khả năng thực hiện được hay không lại là vấn đề khác. Điều khác biệt của của cơn sốt đất lần này ở Củ Chi là thông tin địa phương này từ huyện lên thẳng thành phố bỏ qua cấp quận có thể khiến cường độ giao dịch tăng manh hơn.
“Thực chất việc chạy đua đầu tư theo thông tin chỉ có làm lợi cho cò đất hay hay các doanh nghiệp bất lương có cơ hội làm “loạn” giá đất để giao dịch. Trong khi đó người sở hữu cuối cùng là người gánh hậu quả khi cơn sốt đi qua và các siêu dự án vẫn chưa thành hình hay lô đất không phù hợp quy hoạch. Không ở đâu xa mà ngay tại Củ Chi cũng đã từng có sự cố tương tự với các dự án chưa thành hiện thực. Hy vọng trong cơn sốt đất này, người mua người bán đều bình tĩnh, để tránh đi vào vết xe đổ trước đây”, ông Châu cho hay.
Cách đây 3 năm, đất phường Long Trường hay đoạn Nguyễn Xiển quận 9 chỉ 1,2 – 1,5 tỷ đồng/ lô. Người ta chê đắt, chê xa không mua. Quận 9 giá ảo là nhiều “tay chơi đất nửa mùa” phán. Rồi giá đất lên đến 2 tỷ và giờ là 3 tỷ. Thành phố Thủ Đức kế bên thành lập, và quận 9 “một bước lên mây” trở thành trung tâm.
Chẳng nói đâu xa, đất Thủ Đức hồi chưa lên thành phố thì chừng 35 triệu/ m2, từ ngày sắm được chức “thành phố” giá tăng phi mã lên 60 triệu/m2. Nhiều người trở nên giàu nhờ đất là có thật. Vì Thủ Đức còn rất nhiều gia đình có quỹ đất vườn khá lớn. \Giá nhà đất ở Củ Chi thuộc khu vực giáp ranh với quận 12, huyện Hóc Môn, Bình Dương và gần các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 22 (đường Xuyên Á), trung tâm hành chính huyện, hoặc dọc bờ sông Sài Gòn… đang tăng nhanh với biên độ lớn. Tính từ đầu năm tới nay, có nơi tăng gần 70% nhất là sau khi thông tin huyện Củ Chi được đề xuất lên thành phố trực thuộc TPHCM.
Lãnh đạo một công ty quản lý bất động sản tại TPHCM nhận xét hầu hết giao dịch bất động sản hiện nay không phải của người mua nhà đất để ở, mà chỉ là sự chuyển nhượng của giới đầu cơ. Sở dĩ giá được đẩy lên cao như vậy phần lớn do giới đầu cơ thường đi rải tiền đặt cọc, giữ đất, sau đó ai có nhu cầu thì bán lại cọc và ăn lời.
Diễn biến giao dịch đất đai những ngày vừa qua ở Củ Chi cũng tương tự như cơn sốt đất cách đây 5 năm khi thông tin các “siêu dự án” đô thị, đường ven sông được đề xuất đầu tư tại đây. Thời điểm đó giá đất được thổi “dựng đứng” sau thông tin Tập đoàn Tuần Châu đầu tư các dự án quy mô hàng tỉ đô la tại Củ Chi . Nhưng các dự án này không được chấp thuận và giá nhà đất tại đây lại trở về như cũ sau khi cò đất rút đi. Với tình hình hiện nay nhiều người cũng lo ngại việc lặp lại “vết xe đổ” như 5 năm trước đó.
Với những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm, họ nhận thấy tiềm năng của những khu vực này, đặc biệt gần đây có nhiều thông tin tích cực liên quan tới huyện Củ Chi, Hóc Môn nên chuyển hướng đầu tư vào hai địa phương này. Việc đầu tư theo thông tin tích cực cũng là điều dễ hiểu.
Tổng Hợp