Công chúng thường biết đến những tay golf giỏi nhất trên thế giới bởi tài năng cũng như những chiến thắng của họ. Tuy nhiên, ít người biết đến vai trò thầm lặng của các caddie.
Thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng trong tiếng Anh vào những năm 1600 và biến thể thành cady, caddy, cadie hoặc caddy để chỉ một người khuân vác đa năng hoặc cậu bé chạy việc vặt ở các thị trấn Scotland vào thế kỷ 18.
Vào giữa thế kỷ 19, các từ điển định nghĩa mang gậy đánh golf là công việc chính của caddie. Ngày nay, họ không chỉ làm nhiệm vụ kéo túi gậy mà còn tư vấn cách đánh, lau bóng, quan sát và tư vấn đường đi của bóng giúp người chơi ghi điểm.
Đa phần những người làm công việc này đều là phụ nữ. Lượng caddie là nam giới chiếm số lượng nhỏ.
Không phải tất cả caddie đều được trả lương như nhau. Trên thế giới, caddie của một nhà vô địch sẽ nhận được 10% tiền thưởng bên cạnh tiền lương theo hợp đồng. Ví dụ, nếu phần tiền thưởng của nhà vô địch là 1 triệu USD, caddie sẽ được hưởng trực tiếp 10% phần thưởng. Trong khi caddie của những người về vị trí thứ hai và thứ ba sẽ chỉ còn 8% và 7%.
Theo tờ Totalsportal, caddie giàu nhất trên thế giới hiện này là Ted Scott. Anh là người hỗ trợ cho Scottie Scheffler – tay golf thành công nhất PGA tour 2022. Anh này đã vô địch 4 giải đấu trong chuyến du đấu năm nay. Ted Scott đang kiếm được mức lương cơ bản là 135.000 USD và phần thưởng 843.600 USD.
Tại Việt Nam, nghề caddie thường có thu nhập từ lương cứng và tiền tip của khách chơi golf. Theo khảo sát, lương cứng của caddie tại Việt Nam dao động từ 3-5 triệu đồng/tháng. Tiền tip của khách chơi golf trung bình khoảng 300.000 đồng/vòng đấu và mức này có thể cao hơn từ 20 USD đối với khách nước ngoài.
Do đó, thu nhập trung bình của một caddie thường trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Những caddie golf giỏi, có kỹ năng, kinh nghiệm tác phong phục vụ tốt sẽ được đặt lịch thường xuyên, nhận tiền tip lớn hơn và có thể đạt mức thu nhập lên đến 20 triệu đồng/tháng.
Các caddie khi đồng hành cùng một người chơi golf thường sẽ nên theo dõi phong cách đánh của họ. Việc này sẽ giúp caddie đưa ra lời khuyên về việc sử dụng gậy nào phù hợp cho các cú đánh khác nhau. Ví dụ, nếu người chơi golf có vẻ hơi nặng tay khi đánh bóng, họ có thể chỉ cần gậy sắt 8 chứ không phải gậy sắt 6 để thực hiện cú đánh dài hơn.
Trước Tuổi Trẻ Online đã thông tin, ngày 6-12, một nhóm khách đánh golf đến chơi tại sân golf BRG Đà Nẵng tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Lúc này chị L. cùng một nhân viên nữa được sân golf cử tham gia phục vụ nhóm khách này.
Trong quá trình chơi, do bất đồng với chị L. và nhân viên còn lại trong việc tính số gậy đã chơi trong một hố, một thành viên của nhóm là ông D. đã dùng gậy golf đánh vào người chị L.. Lực đánh mạnh khiến cây gậy bị gãy, chị L. bị thương tích phải nhập viện cấp cứu.
Theo tìm hiểu, ông D. – người đã đánh chị L. – hiện là chủ tịch của một tập đoàn lớn hoạt động trong ngành xây dựng và bất động sản của tỉnh Quảng Nam. Sau khi xảy ra vụ việc, một câu lạc bộ golf tại Đà Nẵng đã ra thông báo tẩy chay golfer D., đồng thời đề nghị các hội golf và sân golf miền Trung và cả nước đồng loạt tẩy chay nhân vật này.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chị L. – nạn nhân trong vụ việc – cho hay hiện tại sức khỏe đã tạm ổn và xuất viện về nhà nhưng chưa đi làm trở lại. Theo chị L., từ lúc xảy ra vụ việc tới nay ông D. chưa từng gặp gỡ và đền bù thiệt hại, mà chỉ gửi lời xin lỗi thông qua công ty và gửi tiền thăm nom là 10 triệu đồng.
Theo các thông tin lan truyền trên mạng xã hội về vụ việc, ngoài vai trò là lãnh đạo doanh nghiệp, ông D. còn là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam. Trước thông tin này, lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam cho hay có nắm thông tin vụ việc xảy ra ngoài địa bàn tỉnh và đang cử người đi nắm tình hình.
Tổng Hợp
(Dân Trí, Tuổi Trẻ)