Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Thông tư 39 là một văn bản “xương sống” đối với hoạt động cho vay khách hàng của các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện đã phát sinh nhiều tình huống mới, điển hình như hoạt động cho vay theo phương thức điện tử.
Vì vậy, việc định hình hoạt động cấp tín dụng bằng phương thức điện tử sẽ giúp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng theo hướng an toàn, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc bổ sung hoạt động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phù hợp với Điều 97 Luật Các tổ chức tín dụng. Cụ thể, Điều 97 quy định: “Tổ chức tín dụng được thực hiện các hoạt động kinh doanh qua việc sử dụng các phương tiện điện tử theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý rủi ro và quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.
Hơn nữa, nhà điều hành tiền tệ cũng cho rằng quy định trên phù hợp với đề nghị của tổ chức tín dụng và phù hợp với chủ trương chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021.
Đồng thời, để tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, dự thảo Thông tư bổ sung một điều quy định chung về hoạt động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử và sửa đổi, bổ sung một số điều khoản khác cho phù hợp với hình thức cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử.
“Cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử khác với cho vay bằng phương tiện truyền thống ở hình thức cho vay. Do đó, cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Thông tư 39, các quy định của pháp luật liên quan và các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng”, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ.
Với vai trò của cơ quan chủ trì soạn thảo Thông tư giải đáp các đề xuất, kiến nghị tại cuộc họp, bà Bùi Thúy Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, cho biết mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước từ Quyết định 1627 đến Thông tư 39 đều xuyên suốt quan điểm là ban hành khung pháp lý chung về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Trên tinh thần đó, các nội dung sửa đổi của Thông tư 39 đều đưa các nguyên tắc cơ bản nhất đến với các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở những nguyên tắc chung này, tổ chức tín dụng tự đưa ra các hướng dẫn, quy định nội bộ đối với hoạt động cho vay nhằm đảm bảo phù hợp với đặc thù hoạt động của từng đơn vị cũng như đặc thù của các nhóm khách hàng và khẩu vị rủi ro.
Đối với quy định cho vay bằng phương thức điện tử, bà Bùi Thúy Hằng cho biết, cơ quan soạn thảo mong muốn đưa ra được khung pháp lý chung hoàn thiện nhất cho việc cho vay bằng phương tiện điện tử, từ đó các tổ chức tín dụng có thể chủ động xây dựng, triển khai thực hiện để tránh được những rủi ro pháp lý sau này.
Theo đại diện của Techcombank, nếu chỉ bằng 1 điều sửa đổi như tại dự thảo Thông tư là chưa đáp ứng được, bởi không chỉ hoạt động cho vay nhỏ lẻ mà rất nhiều hoạt động tại các ngân hàng đang áp dụng khoa học dữ liệu và các mô hình tính toán được dựa trên dữ liệu thống kê để trợ giúp cho quá trình tìm kiếm khách hàng, xây dựng sản phẩm, thẩm định và ra quyết định tín dụng đối với các khoản vay…
“Nếu chỉ dùng 1 từ là “cho vay bằng phương thức điện tử” như dự thảo Thông tư là chưa bao hàm hết mà cần phải quy định tại một chương riêng”, đại diện Techcombank nói.
Với vai trò của cơ quan chủ trì soạn thảo Thông tư giải đáp các đề xuất, kiến nghị tại cuộc họp, bà Bùi Thúy Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, cho biết mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước từ Quyết định 1627 đến Thông tư 39 đều xuyên suốt quan điểm là ban hành khung pháp lý chung về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Trên tinh thần đó, các nội dung sửa đổi của Thông tư 39 đều đưa các nguyên tắc cơ bản nhất đến với các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở những nguyên tắc chung này, tổ chức tín dụng tự đưa ra các hướng dẫn, quy định nội bộ đối với hoạt động cho vay nhằm đảm bảo phù hợp với đặc thù hoạt động của từng đơn vị cũng như đặc thù của các nhóm khách hàng và khẩu vị rủi ro.
Đối với quy định cho vay bằng phương thức điện tử, bà Bùi Thúy Hằng cho biết, cơ quan soạn thảo mong muốn đưa ra được khung pháp lý chung hoàn thiện nhất cho việc cho vay bằng phương tiện điện tử, từ đó các tổ chức tín dụng có thể chủ động xây dựng, triển khai thực hiện để tránh được những rủi ro pháp lý sau này.
Tổng Hợp