Từ đầu năm 2020, thị trường bất động sản liên tiếp xảy ra các “cơn sốt” bất động sản. Không ít nhà đầu tư, kể cả không chuyên đã kiếm được tiền tỷ chỉ sau một thời gian ngắn. Thị trường “xì hơi”, nhiều nhà đầu tư tay ngang tham gia “lướt sóng” bất động sản đang bị đóng vốn…
Nhà nước ban hành nhiều chính sách giám sát tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và giám sát chặt chẽ thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, dẫn đến tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản chậm lại. Việc siết tín dụng là động thái tích cực, nó sẽ làm giảm tình trạng vay tiền để đầu cơ, khiến sức mua yếu đi, việc đầu cơ vì thế sẽ giảm theo. Điều này sẽ làm cho thị trường tốt lên vì chỉ còn lại những nhà đầu tư có vốn, có năng lực, muốn gắn bó lâu dài với thị trường. Qua đó, thị trường sẽ từng bước minh bạch, chuyên nghiệp hơn.
Tuy nhiên, mấy tháng gần đây, thị trường bất động sản đột ngột trầm lắng sau thời gian “sốt nóng”. Nhiều nhà đầu tư tay ngang, thiếu kinh nghiệm lâm cảnh khó khăn trong việc bán bất động sản đã mua, trong khi áp lực tài chính lại đang đè nặng mỗi ngày.
Các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm Hà Nội, TPHCM hầu như không có căn hộ bình dân giá dưới 25 triệu đồng/m2.
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường bất động sản căn hộ đang hình thành mặt bằng giá mới trong khi nguồn cung tiếp tục chưa đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường, đặc biệt trong xu hướng đô thị hóa ngày càng rõ rệt như hiện nay.
Phần lớn các dự án sắp ra mắt tại Hà Nội và TPHCM đều nằm ở các quận, huyện cách xa trung tâm, nơi quỹ đất vẫn dồi dào. Cơ sở hạ tầng không ngừng hoàn thiện sẽ tiếp tục đẩy mặt bằng giá các dự án này lên cao hơn nữa trong tương lai…
Theo VARS, căn hộ tại Hà Nội và TPHCM đang bước vào chu kỳ tăng giá và hình thành mặt bằng giá mới chủ yếu là do nhu cầu tăng, trong khi nguồn cung bị trì hoãn.
Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang nhìn nhận, bất động sản là những sản phẩm có giá trị lớn, không phải đi mua mà là đầu tư. Do vậy, cần xem xét tất cả, từ dự án, sản phẩm đến hiệu quả khai thác.
Ông Quang lưu ý nhà đầu tư “đừng mua bất động sản mồ côi”, tức không kết nối được hạ tầng, thay vào đó phải là các bất động sản “sáng đèn”, tức là phải có người đến ở, để tính được mãi lực của sản phẩm. “Mua được thì phải bán được, ở được”, ông nói.
Số ít dự án chung cư tại khu vực xa trung tâm Hà Nội như: Anland Premium Dương Nội có giá 30 triệu đồng/m2, One 18 Ngọc Lâm có giá 26 triệu đồng/m2, Eurowindow River Park giá khoảng 25 triệu đồng/m2. Tương tự, tại TPHCM tương đối hiếm dự án có giá dưới 30 triệu đồng/m2.
Bộ Xây dựng cho biết, giá căn hộ chung cư tại các địa phương trên cả nước trong quý I năm nay đều có xu hướng tăng, tỉ lệ tăng bình quân khoảng 3% so với thời điểm cuối năm 2021. Trong đó, giá nhà chung cư tại Hà Nội tăng khoảng 4-5%, TPHCM tăng khoảng 1-2% so với cuối năm 2021.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, giá bất động sản vẫn tăng nhưng người muốn bán lại bán không được dù đã giảm giá dưới mặt bằng chung. Theo đó, ở bối cảnh này, những doanh nghiệp, doanh nhân hay nhà đầu tư đang “lướt sóng” mạnh, dùng vốn vay nhiều thì sẽ gặp khó khăn.
Tổng Hợp