Giai đoạn quý I năm 2023 có thể là thời điểm tốt để cân nhắc xuống tiền. Dù thị trường có tạm lắng xuống song các chuyên gia vẫn có niềm tin vào thị trường bất động sản. Bởi thực tế đã trải qua rất nhiều đợt “lên lên xuống xuống”, đó là hiện tượng bình thường của thị trường.
Một số câu hỏi đặt ra, vì sao giá vẫn tăng khi giao dịch giảm? Thị trường có bong bóng hay không? Có đổ vỡ hay không? Có giống giai đoạn chục năm trước không? Trả lời các câu hỏi nêu trên, chúng tôi dựa trên 3 khía cạnh để phân tích: Dòng tiền, cung, cầu.
Thứ nhất và quan trọng nhất, đó là cầu, ở bất kỳ thị trường nào cũng vậy. Đợt bong bóng năm 2010, cầu gần như mất, cung quá nhiều. Lúc đó chúng ta nói rất nhiều đến tồn kho bất động sản lớn, tín dụng tăng hơn 30%…
Còn giai đoạn hiện nay thì sao? Nếu sự quan tâm với thị trường trước dịch là 100 điểm thì quý II/2020 giảm còn 89, quý II/2021 tăng 117, quý II/2022 là 104. Tức là dù quý II này đã có sự giảm nhiệt, nhưng vẫn cao hơn giai đoạn 2019. Nhu cầu bất động sản vẫn rất lớn và tốt.
Về dòng tiền, hồi tháng 6/2020, chúng tôi đưa ra quan điểm đó là dòng tiền chuyển dịch từ Nam ra Bắc. Đầu năm 2022, dòng tiền có xu hướng dịch chuyển sang miền Trung. Nhưng dài hạn sẽ vẫn hướng tới thị trường miền Nam. Đầu tư thường theo kỳ vọng, khu vực đó càng có tiềm năng phát triển thì giá càng có cơ hội tăng lên. Dòng tiền tìm kiếm cơ hội đầu tư bất động sản nhìn chung còn lớn.
Yếu tố thứ 3 là nguồn cung, mấy năm nay chúng ta nói nhiều đến chênh lệch cung – cầu rất lớn. Nguyên nhân do thực hiện nhiều biện pháp rà soát pháp lý, bê bối các tập đoàn, rồi siết tín dụng…
Còn để trả lời câu hỏi vì sao tăng mà khó bán, thì chúng ta hãy nhìn bất kỳ thị trường nào cũng có lên và xuống. Hiện nay có nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến thị trường hạ nhiệt… Dù thị trường đi xuống nhưng đại đa số nhà đầu tư vẫn có kỳ vọng trung và dài hạn nên họ không bán tháo.
Đầu năm 2020, thị trường lại chịu cú sốc khá mạnh do dịch Covid-19. Lúc dịch mới bùng phát, người ta nghĩ thị trường sẽ giảm mạnh khi cầu lao dốc. Vì người dân sẽ chỉ lo cơm áo gạo tiền, sức khỏe. Nhưng thực tế trong giai đoạn 2020 – 2022, thị trường đã xảy ra hai đợt sốt đất. Đợt sốt này khá điển hình.
Cuối năm 2020 – đầu năm 2021 thị trường ở đâu cũng sốt, giá tăng rất mạnh, một phần vì thông tin quy hoạch nữa. Lượng tìm kiếm tăng, giá lên cao sau đó thì giảm nhẹ. Đến cuối năm 2021 đầu năm 2022 thị trường lại có đợt sốt, nhưng nhẹ so với đợt ngay trước đó. Đến quý II năm nay thì có dấu hiệu hạ nhiệt
Trước khi nhận định thị trường giai đoạn hiện tại, chúng ta hay nhìn lại một chút giai đoạn trước đó. Trước Covid-19, từ năm 2017 đến cuối 2019, thị trường bất động sản phát triển tốt. Nhưng từ cuối năm 2019 thì có xu hướng giảm nhiệt khi cơ quan Nhà nước đẩy mạnh rà soát pháp lý, nguồn cung khan hiếm.
Thị trường năm 2021 tăng khắp nơi, nước lên thuyền lên, nhu cầu bùng lên rất mạnh vì dòng tiền ở các lĩnh vực khác không triển khai được nên chạy sang bất động sản. Một số người ở chung cư lâu và tư duy thay đổi sau dịch nên cũng có nhu cầu tìm đến bất động sản vùng ven, bất động sản xanh, bất động sản y tế. Dòng tiền được đẩy đi khắp nơi. Nhưng rõ ràng dịch cũng đi kèm xu hướng suy thoái, dòng tiền trong dân ảnh hưởng, không thể đầu tư chứng khoán mãi được.
Sang tới đầu năm 2022, thị trường hạ nhiệt. Với nhà đầu tư dài hạn, họ có thể chờ, còn với những người thấy chờ thế là đủ rồi thì họ có thể bán. Đặc biệt đối với nhà đầu tư đi vay mua.
Thị trường năm 2021 tăng khắp nơi, nước lên thuyền lên, nhu cầu bùng lên rất mạnh vì dòng tiền ở các lĩnh vực khác không triển khai được nên chạy sang bất động sản. Một số người ở chung cư lâu và tư duy thay đổi sau dịch nên cũng có nhu cầu tìm đến bất động sản vùng ven, bất động sản xanh, bất động sản y tế. Dòng tiền được đẩy đi khắp nơi. Nhưng rõ ràng dịch cũng đi kèm xu hướng suy thoái, dòng tiền trong dân ảnh hưởng, không thể đầu tư chứng khoán mãi được.
Sang tới đầu năm 2022, thị trường hạ nhiệt. Với nhà đầu tư dài hạn, họ có thể chờ, còn với những người thấy chờ thế là đủ rồi thì họ có thể bán. Đặc biệt đối với nhà đầu tư đi vay mua.
Tổng Hợp