Thị trường đã “ấm” trở lại nhờ sự tăng nhiệt của hầu hết loại hình bất động sản, đặc biệt là đất nền khi nguồn cầu phục hồi gần 77% và nguồn cung tăng 5,7 lần so với giai đoạn giãn cách xã hội vào cuối quý 3/2021.
Khảo sát mới đây của Vietnam Report cho thấy, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp bán lẻ đã phải đối mặt với bốn khó khăn chính. Đó là: sự thận trọng hơn trong chi tiêu của người tiêu dùng (89,47%); đứt gãy chuỗi cung ứng trong kinh doanh và khó khăn trong khâu vận chuyển (78,95%); đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng (73,68%); đáp ứng nhu cầu mua hàng trực tuyến tăng cao đột biến (57,89%).
Nói về nguồn cung của thị trường bất động sản, bà Dương Thùy Dung – Giám đốc cấp cao CBRE cho biết, nguồn cung giảm do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội trong quý III/2021. Trong đó, Hà Nội có 97% nguồn cung mới đến từ các dự án khu đô thị. Thị phần căn hộ cao cấp lần đầu tiên vượt trung cấp kể từ 2014, chiếm tới 65%. Nguồn cung mới tại TP. Hồ Chí Minh chỉ ghi nhận sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp. Nguồn cung khan hiếm khiến tỷ lệ hấp thụ của thị trường đạt mức rất cao, đặc biệt tại TP. Hồ Chí Minh. Doanh số bán nhà phố, biệt thự bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 trong quý III/2021 nhưng nhu cầu vẫn giữ ổn định. Theo Giám đốc cấp cao CBRE, dự kiến giá căn hộ sơ cấp tiếp tục đà tăng trong tương lai do chi phí đất tăng, chi phí xây dựng leo thang, nhiều sản phẩm mới ở phân khúc cao hơn, lượng cầu ổn định và nguồn cung tạm thời còn nhiều hạn chế.
Dự báo trong năm 2022, phân khúc nhà riêng, nhà mặt phố dự báo sẽ hưởng lợi từ tỉ lệ tiêm vắc-xin cao và mở cửa du lịch. Cụ thể, bất động sản cho thuê sẽ tăng trở lại khi du lịch mở lại và người dân quen dần với dịch bệnh. Giá rao bán có xu hướng gia tăng tại những khu dân cư mới. Ở phân khúc đất nền, sẽ tiếp tục thu hút lượng tìm kiếm cao tại những khu vực có đầu tư công. Giá rao bán sẽ tăng tại những khu vực có sự đầu tư này.
Qua tìm hiểu thị trường nhà phố, biệt thự tại Hà Nội, nguồn cung mới của cuối năm 2021 chỉ đạt 440 căn, với cơ cấu biệt thự 1%, liền kề 58% và nhà phố thương mại 41%. Nguồn cung mới phân khúc này tại TP Hồ Chí Minh chỉ khoảng chục căn, với giỏ hàng hóa là 100% các căn liền kề. Nhu cầu nhà phố, biệt thự ở mức cao đã tạo triển vọng tăng giá mạnh mẽ, cùng với cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển đã tạo động lực cho nguồn cung và giá BĐS liền kề tiếp tục tăng ở các đô thị lớn. Tại Hà Nội, giá bán biệt thự đã tăng 13%, nhà phố tăng 4%, nhà phố thương mại tăng 3%; trong khi ở TP Hồ Chí Minh biệt thự tăng 3%, nhà phố tăng 17%, nhà phố thương mại tăng 6%.
Triển vọng của thị trường còn đến từ các yếu tố khác như chiến lược phát triển nhà ở 2021-2030 đang được hoàn thiện; đầu tư cơ sở hạ tầng được coi là một trong ba đột phá chiến lược, đầu tư công được thúc đẩy; các vấn đề pháp lý đang được tháo gỡ dần, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh. Vị chuyên gia này cũng lưu ý đến việc thời gian qua, nguồn vốn tín dụng đổ vào bất động sản cũng dồi dào. Theo đó, đến hết quý III, vốn tín dụng bất động sản tăng khoảng 6% so với cuối năm 2020. Tổng dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 19% tổng dư nợ nền kinh tế, trong đó, cho vay nhà ở chiếm 64%, còn lại là tín dụng kinh doanh bất động sản.
Vốn tư nhân và vốn FDI cũng đổ mạnh vào thị trường này, khi hết tháng 11, tổng vốn ngoại đăng ký mới đã đạt gần 2 tỷ USD, đứng thứ ba trong nhóm các lĩnh vực. Doanh nghiệp bất động sản cũng đang xếp thứ nhất trên thị trường phát hành trái phiếu với 436.000 tỷ đồng, tính đến hết tháng 11/2021.
Thị trường bất động sản năm 2021 đã đi qua với nhiều gam màu tốt do những tác động xấu của đại dịch COVID-19. Các dự án phát triển phải ngừng hoạt động xây dựng và hoàn thiện thủ tục đầu tư. Nguồn cung trên thị trường đã sụt giảm từ những năm trước lại tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh và nhiều chính sách chưa được tháo gỡ triệt để. Kéo theo đó, giá bán căn hộ ở cả Hà Nội và TP HCM đều tăng bất chấp lượng tiêu thụ giảm mạnh. Trong khi đó, bất động sản nghỉ dưỡng được xem là một trong những phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh khiến thanh khoản sụt giảm mạnh. Mặt bằng bán lẻ cũng duy trì sự ảm đạm từ năm 2020,…
Xong, xét về tổng quan, theo một số chuyên gia, thị trường vẫn được đánh giá là một kênh đầu tư hấp dẫn. Trong đó, giá bất động sản hầu như không giảm, ngược lại bất động sản nhà ở còn tăng từ 5 – 9%, tùy địa bàn. Cùng với đó, giá bất động sản công nghiệp cũng tăng khoảng 3 – 18%, tùy từng địa phương. Bất động sản khu công nghiệp, logistics, nhà ở,… vẫn khả quan. Đáng chú ý, nguồn vốn đổ vào bất động sản trong năm 2021 cơ bản vẫn tích cực. Trong đó, nguồn vốn tín dụng bất động sản tính đến hết quý III/2021 tăng khoảng 6% so với cuối năm 2020 và cả năm tăng khoảng 7 – 8%, thấp hơn so với bình quân toàn ngành nhưng vẫn là mức rất tích cực.
Thị trường bất động sản từ đầu tháng 10.2021 trở lại đây được dự báo sẽ ấm dần trở lại sau khi việc giãn cách tại các tỉnh thành phía Nam được nới lỏng. Trên thực tế, giao dịch vẫn chậm. Thế nhưng trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu bất động sản lại liên tục tăng mạnh nhiều phiên.
Tổng Hợp