Thị trường bất động sản thời gian qua có những khởi sắc khi lượng giao dịch đã tăng lên đáng kể. Nhưng nhà đầu tư đang dò xét liệu đã chạm đáy chưa và thị trường cuối năm có khởi sắc?
Cụ thể, theo số liệu tổng hợp của Bộ Xây dựng, trong quý III, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ có khoảng 29.723 giao dịch thành công, bằng 99,99% so với quý trước.
Trong quý III, nhu cầu tìm kiếm, sự quan tâm của các nhà đầu tư tới các sản phẩm đối với nhà ở riêng lẻ, đất nền trong dự án bất động sản đã tăng so với quý II trước đó. Mặc dù thanh khoản đã tăng hơn so với trước, song vẫn được đánh giá là chưa cải thiện nhiều.
Có thể thấy, thời gian qua, những nỗ lực của Chính phủ, Bộ ngành, địa phương,… đã góp phần tích cực giúp thị trường xuất hiện những điểm sáng le lói. Tuy nhiên, nhà đầu tư trên thị trường bất động sản trên thị trường vẫn có sự e dè nhất định khi xuống tiền.
Không ít chuyên gia bất động sản đánh giá thị trường bất động sản còn đối mặt với những khó khăn trong 2 tháng còn lại của năm nay.
Đánh giá về thị trường bất động sản, TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính – cho rằng dấu hiệu trầm lắng còn kéo dài trong năm nay. Bởi nguồn vốn cho bất động sản hiện vẫn nhỏ giọt. Đặc biệt, thị trường trái phiếu gần như đóng băng.
Bên cạnh đó, ông Hiếu cho rằng, điểm mấu chốt khác là do thị trường bất động sản không cung cấp được sản phẩm vừa túi tiền của người Việt. Các nhà kinh doanh bất động sản tập trung quá nhiều vào sản phẩm cao cấp. Nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập trung bình.
“Ngân hàng Nhà nước trong năm nay đã có 4 lần điều chỉnh lãi suất điều hành. Tuy nhiên đến hiện tại, mức tăng trưởng tín dụng còn thấp. Điều này khiến tác động mạnh đến bất động sản. Trong hơn 2 tháng còn lại của năm 2023, thị trường khó có sự trỗi dậy”, vị chuyên gia nói.
Còn theo dự báo của một bên nghiên cứu thị trường, thị trường bất động sản đã đi đến giai đoạn cuối của kỳ suy thoái, và hiện nay thị trường gần như đã chạm đáy. Tuy nhiên, đơn vị này dự báo thận trọng, chu kỳ tăng trưởng mới của bất động sản Việt Nam sẽ không đi theo biểu đồ hình chữ V mà sẽ là hồi phục và tăng trưởng theo biểu đồ hình chữ U.
Mặc dù thời gian qua thị trường đã xuất hiện những điểm sáng tích cực, song nhà đầu tư vẫn có tâm lý e ngại.
Chỉ đạo của Thủ tướng được đưa ra trong bối cảnh gói hỗ trợ 120.000 tỉ đồng sau nửa năm triển khai mới giải ngân được 83 tỉ đồng, tức chưa đến 0,07%. Trong khi đó, gói hỗ trợ này vốn được kỳ vọng có thể kích thích thị trường bất động sản phục hồi bên cạnh những chính sách hỗ trợ khác của Chính phủ.
TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, cho biết các dự án NƠXH phần lớn vẫn đang nằm trên giấy, dẫn tới nhu cầu thị trường có nhưng nguồn cung chưa đáp ứng đủ. Chưa kể, các doanh nghiệp (DN) cũng không mặn mà đầu tư dự án NƠXH vì biên lợi nhuận thấp hơn nhiều so với xây dựng các dự án nhà ở thương mại. Thực tế là thị trường bất động sản đang dư thừa dự án căn hộ ở phân khúc cao cấp, trong khi thiếu vắng dự án nhà ở thương mại, NƠXH giá phù hợp nhu cầu và thu nhập của người dân.
“Để tăng nguồn cung nhà ở phân khúc này, cần đẩy nhanh thủ tục cấp phép cho các dự án NƠXH, tăng cường quỹ đất, có chính sách hỗ trợ chủ đầu tư để họ sẵn sàng tham gia. Giai đoạn trước đây, không ít DN bất động sản lớn cam kết đầu tư vào dự án NƠXH nhưng việc triển khai lại không đơn giản và đến giờ, số lượng dự án phân khúc này chưa như kỳ vọng của thị trường” – TS Nguyễn Hữu Huân nhận xét.
Ông Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital, nhận định nút thắt đầu tiên mà các chủ đầu tư đang phải đối mặt khi xây thêm chung cư, đơn vị nhà ở là quy trình phê duyệt và quy hoạch – vốn luôn khắt khe, nhất là trong những năm gần đây. Các chủ đầu tư cũng đang rất cần được hỗ trợ tài chính cho các hoạt động thu mua đất, quỹ đất và xây dựng dự án – việc này cũng làm chậm tiến độ dự án nhà ở.
Thời gian qua, Chính phủ đã có những nỗ lực nhằm giảm bớt trở ngại mà các nhà phát triển bất động sản đang gặp phải khi xin phê duyệt cần thiết để tiến hành triển khai dự án. Những nỗ lực đó một phần xuất phát từ hoạt động phát triển bất động sản chậm lại, làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. Điều này cũng gây sức ép lên mức chi tiêu của người dân.
Tổng Hợp
(Dân Trí, NSTT)