Rất nhiều các nhà đầu tư, cả Fn hay F0 bị tác động bởi các nhịp giảm sâu suốt từ khi hệ thống giao dịch mới của HOSE đi vào hoạt động. Khiến tâm lý bi quan, hoang mang bao trùm, nhiều nhà đầu tư bị cuốn vào vòng xoáy bán vội khi giảm mạnh và hành động bắt đáy sớm…khiến tài khoản lỗ lại càng lỗ.
Nhà đầu tư kinh nghiệm hơn thì giảm thiểu được tác động, tài khoản ở trạng thái giảm lãi hoặc hòa vốn, còn lại đa phần rơi vào tình huống “ôm full hàng”, thậm chí còn margin cao – đã phải chịu đòn từ lãi xuống lỗ, càng bắt đáy càng lỗ, chần chừ điểm bán không bán, đến khi bán xong thì cổ phiếu hồi.
Thị trường co giật, biến động mạnh liên tục từ phiên 6/7 Lặp đi lặp lại các trạng thái trong các phiên vừa qua đã khiến không ít nhà đầu mệt mỏi, chán nản và lo sợ trước sự bốc hơi của tài khoản. Chưa kể, hàng loạt các room với luồng thông tin đa chiều, góc nhìn đa chiều và tốc độ lan truyền nhanh các thông tin tiêu cực, thông tin chưa kiểm chứng, các nhận định không chuẩn xác…lại càng khiến nhà đầu tư hoảng loạn hơn, nếu như trước đây tự tin vùng 1.350, thì chỉ trong hơn 1 tuần qua, hầu như nhà đầu tư cá nhân nào cũng đã tin vào kịch bản Vnindex đi về nơi xa…1.200 điểm. Tâm trạng đã có phần bình tĩnh hơn, nhưng sự tiếc nuối vẫn hiện hữu “bất ngờ có cú sập, nhiều cổ phiếu trong danh mục giảm, tôi bán tháo. Bán xong, cảm thấy may mắn vì đã quyết định như vậy. Nhưng tôi dại dột, tâm lý muốn gỡ gạc, nhảy vào bắt đáy nên mua mới vào các cổ phiếu penny. Quá dại, hàng về tài khoản, là lỗ luôn”, Kiệt chia sẻ. Hiện một phần danh mục của Kiệt sau khi đã cơ cấu, gồm AAA, HPG, GEX, TCB, FPT.
Nhóm cổ phiếu được rất nhiều nhà đầu tư nắm giữ là ngân hàng cũng có phen xanh mặt khi đây là nhóm giảm mạnh nhất. Nhiều nhà đầu tư kinh nghiệm hoàn toàn dễ hiểu trước đà giảm này khi các kỳ vọng về nhóm này đã dần lộ diện, cũng là lúc “tin ra là bán”. Thông tin bi quan về lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm mạnh trong nửa cuối năm vì phải hạ lãi suất cho vay – được chia sẻ rộng rãi trong suốt giai đoạn thị trường giảm. Những cổ phiếu được cho là “khỏe”, có câu chuyện, vừa vụt tăng tuần trước đó cũng quay đầu giảm như TCB, VPB. Nhiều nhà đầu tư còn lựa chọn được những cổ phiếu đi ngược dòng thị trường, như VPG ghi nhận gần như tăng liên tục từ đầu tháng 7 đến nay, tương ứng tưng 17,5%, thậm chí sau phiên thị trường giảm mạnh, cổ phiếu này vẫn nhích nhẹ lên 33.800 đồng và hiện đang ở mức 39.200 đồng. Nhiều nhà đầu tư sau khi trải qua các nhịp vừa rồi, đang tranh thủ bán ra hạ tỷ trọng cổ phiếu, còn các nhà đầu tư vừa qua “nhặt” được các cổ phiếu tốt có giá hấp dẫn, có câu chuyện lại đang đủng đỉnh hưởng thành quả và tiếp tục nắm giữ.
Nhiều nhà đầu tư còn lựa chọn được những cổ phiếu đi ngược dòng thị trường, như VPG ghi nhận gần như tăng liên tục từ đầu tháng 7 đến nay, tương ứng tưng 17,5%, thậm chí sau phiên thị trường giảm mạnh, cổ phiếu này vẫn nhích nhẹ lên 33.800 đồng và hiện đang ở mức 39.200 đồng. Nhiều nhà đầu tư sau khi trải qua các nhịp vừa rồi, đang tranh thủ bán ra hạ tỷ trọng cổ phiếu, còn các nhà đầu tư vừa qua “nhặt” được các cổ phiếu tốt có giá hấp dẫn, có câu chuyện lại đang đủng đỉnh hưởng thành quả và tiếp tục nắm giữ.
Thị trường trong 2 phiên cuối tuần đã chậm lại đà giảm và áp lực bán tháo cũng hạn chế rất nhiều so với đầu tuần. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn rất thấp và chưa thể bứt phá được là do còn nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hoà vốn. Ở vùng giá hiện tại có rất nhiều nhà đầu tư còn mắc kẹt cổ phiếu ở vùng giá cao trên 1.400 điểm khi thực hiện chiến lược mua cao bán cao. Vì vậy, khi giá cổ phiếu đã có tín hiệu đảo chiều mua nhưng sức mua lại cạn kiệt dẫn đến thị trường thanh khoản kém là dễ hiểu.
Mặc dù vậy, yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền vào thị trường lại không phải từ yếu tố dịch bệnh mà là kỳ vọng hay niềm tin vào xu hướng tăng trưởng của thị trường còn mạnh hay không.
Tĩnh Kiên