Thị trường bất động sản tiếp tục ghi nhận những dấu hiệu trầm lắng kể từ cuối tháng 5 năm ngoái. Hàng loạt chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp…Thị trường bất động sản quý I năm nay vẫn có diễn biến trầm lắng, kém thanh khoản.
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thanh khoản thị trường về đáy xuyên suốt những tháng qua khiến nhiều chủ đầu tư liên tục dời lịch mở bán sản phẩm mới theo kế hoạch, đợi tín hiệu từ thị trường.
Nhiều nhà đầu tư cá nhân chờ đợi cơ hội đầu tư vững chắc. Hàng nghìn dự án”án binh bất động” chờ tháo gỡ.
Dữ liệu của VARS chỉ ra thanh khoản trên thị trường bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt so với giai đoạn sốt đất nửa đầu năm 2022. Cùng với đó là sự thiếu vắng nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá phù hợp với túi tiền của số đông người dân, giá căn hộ tại các thành phố lớn tăng liên tục và chưa có tín hiệu dừng lại.
VARS cũng chỉ ra, thị trường vẫn tiếp tục ghi nhận thông tin giải thể, tạm ngừng hoạt động của một lượng lớn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Tình trạng bỏ nghề, thất nghiệp vẫn diễn ra theo chiều hướng tăng mạnh trong ngành bất động sản.
Khảo sát nhanh trên các hội nhóm mua bán đều thấy thông tin rao bán bất động sản dày đặc. Trong đó, rất nhiều thông tin mời gọi người mua mua ngay bất động sản vì giá đang về đáy.
Không ít thông tin có xu hướng đưa ra các nhận định kích thích người mua như: Giá đất đợt này đã giảm 20-30% so với thời điểm đỉnh giá; đây là cơ hội tốt để đầu tư vì sang năm 2024 giá bất động sản chắc chắn sẽ tăng lên.những nhà đầu tư cá nhân cần phải hiểu bản chất nghề nghiệp và có tham chiếu. Nếu không có kiến thức mà chỉ tiếp nhận những thông tin một chiều như trên thì rất khó để thành công. Do đó, nhà đầu tư cần tỉnh táo khi tiếp cận thông tin và nắm bắt thị trường dựa trên tình hình thực tế.
Những nhà đầu tư cá nhân cần phải hiểu bản chất nghề nghiệp và có tham chiếu. Nếu không có kiến thức mà chỉ tiếp nhận những thông tin một chiều như trên thì rất khó để thành công. Do đó, nhà đầu tư cần tỉnh táo khi tiếp cận thông tin và nắm bắt thị trường dựa trên tình hình thực tế.
JLL Việt Nam nhận định, nguồn cung chịu áp lực do tâm lý thận trọng trong bối cảnh kinh tế bất ổn và các vấn đề pháp lý kéo dài. Theo đó, thị trường căn hộ phân khúc cao và nhà liền thổ dự kiến sẽ chào đón lần lượt khoảng 6.000 căn và 1.000 căn vào năm 2023. Tương tự, nguồn cầu được dự báo sẽ vẫn yếu, đặc biệt trong nửa đầu năm 2023 khi thị trường tiếp tục đối mặt với những khó khăn kinh tế làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư nhà ở.
Theo dự báo từ DKRA Group, nguồn cung phân khúc đất nền trong quý II/2023 sẽ tăng nhẹ so với ba tháng đầu năm, dao động khoảng 450 – 600 nền, tập trung chủ yếu tại các vùng phụ cận như Bình Dương, Long An, Đồng Nai. Mặt bằng giá sơ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang so với quý đầu năm nhằm kích cầu thị trường.
Bên cạnh đó, nguồn cung mới và sức cầu phân khúc nhà phố, biệt thự quý II/2023 tiếp tục xu hướng đi ngang so với quý I, dao động khoảng 350 – 400 căn, tập trung chủ yếu ở Bình Dương, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh. Mặt bằng giá sơ cấp tăng nhẹ do tác động bởi những chi phí đầu vào. Thanh khoản trên thị trường thứ cấp không có nhiều đột biến trong ngắn hạn.
Thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng, các chính sách vĩ mô sẽ làm “ấm” thị trường bất động sản. Bắt đầu từ năm 2023, theo quy hoạch tổng thể quốc gia, một số tỉnh, thành phố sẽ có cơ chế đặc thù. Trong cơ chế đặc thù là vấn đề đô thị hoá, hạ tầng, khu công nghiệp có hướng phát triển rõ ràng hơn. Những dự án hạ tầng lớn nhất của các địa phương, các trung tâm logistics lớn đang hình thành sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản.
Tổng Hợp
(Dân Trí, VTV)