Thông tin trên thị trường luôn rất đa dạng và phong phú, nhưng tin tức tiêu cực bao giờ cũng thu hút sự chú ý khách hàng hơn, thế nên mới có chuyện khách hàng viện cớ thị trường khó khăn, giao dịch chậm… để từ chối mua, đòi lấy lại tiền đặt cọc, cho dù được cung cấp đầy đủ thông tin về chủ đầu tư, quy hoạch và pháp lý dự án.
Theo số liệu mới cập nhật của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ghi nhận đà tăng trưởng liên tục trong 6 tháng đầu năm 2022, cho thấy các nhà đầu tư ngoại vẫn đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam. Đặc biệt, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong thu hút FDI với 3,15 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Việc vay vốn của khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn hơn nên nhu cầu đầu tư cũng sụt giảm. Khó khăn ở đây không chỉ là ngân hàng hạn chế cho vay, người mua nhà khó tiếp cận nguồn vốn, mà còn ở việc lãi suất tăng cao đột ngột. Nếu như trước kia ngân hàng cho vay với lãi suất trung bình 7-7,2 %/năm thì nay tăng lên hơn 10%/năm và phải mua thêm một số sản phẩm “đi kèm” thì ngân hàng mới xem xét giải ngân. Chưa kể, giá đất liên tục tăng, việc gom đất để phân lô bán nền cũng không còn thuận lợi như trước khi chính quyền các địa phương siết chặt hoạt động này.
Dù thị trường trầm lắng, nhưng lượng người tìm hiểu thông tin bất động sản vẫn tăng cho thấy các “thợ săn” vẫn không ngừng tìm kiếm sản phẩm tốt để đầu tư. Trong đó, nhóm nhà đầu tư trung – dài hạn sẽ dẫn dắt thị trường trong thời gian tới, bởi hiện là thời điểm phù hợp để lựa chọn sản phẩm tốt, bất động sản phải có giá trị khai thác được thì mới có cơ hội phát triển.
Trường hợp muốn đầu tư vào các dự án đang phát triển, nhà đầu tư cần quan tâm đến một số yếu tố căn bản như quy hoạch, pháp lý dự án, thương hiệu và uy tín của chủ đầu tư…, bởi chỉ khi thị trường biến động thì năng lực của chủ đầu tư mới bộc lộ rõ.
Đối với loại hình chung cư, lượng nguồn cung căn hộ từ TP.HCM và các địa phương lân cận vào cuối năm nay dự kiến đạt khoảng 20.000-25.000 căn và đa dạng hơn so với cùng kỳ năm trước. Nếu hạn mức tăng trưởng tín dụng được nới lỏng và các ngân hàng đẩy mạnh cho vay mua nhà thì thị trường chung cư sẽ rất sôi động trong 2 quý cuối năm.
Với đất nền, dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn được nhiều người quan tâm vì đây là loại hình sản phẩm có giá trị vừa phải, thanh khoản cao. Bên cạnh đó, khi hạ tầng giao thông càng phát triển thì triển vọng tăng giá đất càng lớn. Cuối cùng, mảng nhà phố dự báo sẽ có những thay đổi lớn về cách tiếp cận khách hàng và sớm trở lại thời kỳ hoàng kim như trước dịch.
Cũng dưới góc độ là doanh nghiệp chuyên phân phối những dự án lớn, ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty DKRA Vietnam cho hay, bức tranh thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2022 không hẳn toàn màu xám, khi hầu hết các phân khúc chủ chốt như nhà phố biệt thự, căn hộ, đất nền… ghi nhận sự hồi phục nhất định so với cùng kỳ giai đoạn 2020-2021. Tuy nhiên, việc pháp lý dự án vướng mắc kéo dài, cộng thêm giá chi phí đầu vào liên tục tăng và đặc biệt là động thái kiểm soát chặt chẽ dòng tiền chảy vào lĩnh vực địa ốc của cơ quan quản lý khiến nguồn cung càng trở nên khan hiếm, thanh khoản thị trường tắc nghẽn, từ đó càng đẩy giá bất động sản tăng cao.
“Có 3 yếu tố khiến giá sản phẩm bất động sản trên thị trường sơ cấp tăng: Một là chi phí đầu vào cao, từ giá đất, giá vật liệu xây dựng đến chi phí tài chính; hai là giá tăng tại những thị trường bền vững, có yếu tố phát triển dài hạn, nhu cầu tại thị trường đó cao và ba là do vướng pháp lý nên không có nhiều dự án mới, khiến nguồn cung sản phẩm khan hiếm hơn, thúc đẩy giá tăng”, ông Lâm phân tích.
Tổng Hợp