Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các dự án, là cơ sở để thị trường bất động sản 2023 có cơ hội hồi phục, chuyển biến, thậm chí là “đảo chiều” từ trầm lắng sang khởi sắc.
Theo đánh giá của các chuyên gia, những chỉ đạo từ Chính phủ trong thời gian qua là những tín hiệu tích cực, cơ hội để các dự án bất động sản giải quyết được bài toán dòng vốn và xử lý các vướng mắc về thủ tục pháp lý. Theo đó, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các dự án, là cơ sở để thị trường bất động sản 2023 có cơ hội hồi phục, chuyển biến, thậm chí là “đảo chiều” từ trầm lắng sang khởi sắc.
Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm cho rằng, động thái hỗ trợ từ Chính phủ cần thời gian cũng như độ trễ của chính sách. Và chỉ khi các chính sách này được thể hiện một cách rõ ràng thông qua các giải pháp và đi vào thực tế thì mới có thể giúp vực dậy niềm tin của nhà đầu tư, hồi phục thị trường.
Ông Cấn Văn Lực cho rằng, hiện nay, Thủ Tướng đã quyết liệt chỉ đạo để đưa ra các cơ chế chính sách, giải pháp, biện pháp hỗ trợ lĩnh vực bất động sản. Theo đó, các bộ ngành và doanh nghiệp cần bắt tay nhanh chóng khẩn trương để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong năm 2023, giúp thị trường có thể phục hồi trong quý III/2023.
Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, năm 2023, khi có room tín dụng mới, thị trường bất động sản sẽ dần phục hồi. Song, ông cho rằng sẽ không có chuyện “sốt đất” xảy ra như đầu năm nay. Dòng tiền room tín dụng mới tuy không nhiều nhưng giúp thị trường có thêm giao dịch từ người mua nhà thực và các nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ.
Một số chuyên gia cho rằng, động thái hỗ trợ từ Chính phủ cần thời gian cũng như độ trễ của chính sách. Và chỉ khi các chính sách này được thể hiện một cách rõ ràng thông qua các giải pháp và đi vào thực tế thì mới có thể giúp vực dậy niềm tin của nhà đầu tư, hồi phục thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, trong lúc thị trường bất động sản gặp khó khăn thì đề án 1 triệu nhà xã hội của Bộ Xây dựng có thể xem là biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, đề án có nhiều ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội này cũng gặp một số vướng mắc về cơ chế, chính sách. Trong đó có những vướng mắc thuộc thẩm quyền Chính phủ, liên quan đến vấn đề giao đất, lựa chọn đầu tư, ưu đãi, đối tượng thụ hưởng, vay vốn; hoặc thuộc thẩm quyền Quốc hội, cần sửa Luật Nhà ở.
Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, thị trường bất động sản năm nay phát triển với 4 điểm bất thường. Trong đó, thị trường đã và đang điều chỉnh rất mạnh sau 3 năm tăng nóng; cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đã dùng đòn bẩy tài chính tương đối nhiều; đầu cơ giá tăng và cuối cùng là tâm lý đám đông vẫn còn nặng nề.
Không khó nhận ra, trong những điểm nghẽn ông Đính nêu thì vấn đề về nguồn vốn là vấn đề khó khăn, thách thức nhất mà thị trường bất động sản đang phải đối mặt. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết nút thắt này sẽ từng bước được gỡ trong tháng cuối năm 2022 và năm 2023.
Cụ thể, mới đây, theo Quyết định 1435/QĐ-TTg, Chính phủ đã thành lập tổ công tác nhằm rà soát thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, địa phương có các dự án đang bị vướng mắc. Bên cạnh đó, Chính phủ lại có Công điện 1164/CĐ-TTg để đôn đốc các đơn vị liên quan thực hiện theo Quyết định 1435 trước đó, trong đó đề cập việc các doanh nghiệp bất động sản cần phải tự nghiên cứu, xem xét hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chưa dừng lại đó, nhiều công điện được gửi đến các bộ ngành như Bộ Tài chính để yêu cầu xem xét các vấn đề đang tạo điểm nghẽn cho thị trường, cho doanh nghiệp như tín dụng, phát hành trái phiếu… Với các động thái trên, ông Đính cho rằng sẽ giúp cho thị trường bất động sản khởi sắc trở lại và sẽ có sự phát triển ổn định, thay vì thực trạng tăng nóng như trước đó.
Theo bà Trang Bùi – Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield cho rằng, sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng và sẵn sàng của các doanh nghiệp là những điểm tích cực của thị trường BĐS hiện tại. Bà lấy ví dụ về khu vực phía Đông Hà Nội, nơi có những đại đô thị như Vinhomes Ocean Park. Đây là đô thị có quy mô lớn, cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội tốt, giúp kích thích nguồn cầu lớn.
Ở góc độ vĩ mô, chuyên gia kinh tế TS. Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, tin vào tương lai của thị trường khi đã có hiệu ứng tâm lí tốt từ sự đồng lòng của doanh nghiệp và Chính phủ.
Tuy vậy, ông vẫn nhấn mạnh quan điểm tiếp cận thị trường BĐS cần theo hướng: “Phải có thái độ khác với lạm phát. Đừng quá sợ lạm phát”. Vị TS nhấn mạnh định nghĩa về ổn định kinh tế vĩ mô, không phải ở mức lạm phát bao nhiêu phần trăm mà là kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu.
Nhắc tới một vài lo lắng về việc bơm vốn ra thị trường sẽ tạo ra nợ xấu, ông Thiên khẳng định quan điểm ngược lại: “Bơm vốn để giảm nợ xấu”. Lý do là khi các dự án đang kẹt, thiếu tiền giải ngân, việc bơm vốn sẽ giúp giải tỏa nợ xấu.
Đánh giá cao những thay đổi trong cách tư duy và quản lí thời điểm hiện tại, vị chuyên gia bày tỏ tin tưởng về sự khởi sắc của thị trường trong năm 2023. Xa hơn, đó cũng chính là cơ sở để thị trường phát triển bền vững về dài hạn.
Tổng Hợp
(Dân Trí, Dân Việt, Tạp chí Tài Chính)