Theo CBRE, thị trường văn phòng vẫn tiếp tục gặp khó khăn khi tình hình hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19. 9 tháng đầu năm 2020, có khá nhiều khách thuê thu hẹp diện tích hoặc trả lại mặt bằng. Những động thái này được dự báo sẽ tiếp diễn cho đến cuối năm nay.
Theo số liệu của CBRE, trong quý III, lượng căn hộ chào bán mới được cải thiện so với quý trước, nhưng nhìn chung tổng lượng căn chào bán trong 9 tháng vẫn thấp hơn 57% so với cùng kỳ năm trước.
Chi tiết số liệu này thì thấy, trong tháng 8 vừa qua (tính chung trong quý III), chỉ có bốn dự án được chào bán một phần với 3.964 căn hộ (tăng 141% so với quý trước và giảm 70% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, có 3.552 căn hộ được tiêu thụ (tăng 125% so với quý trước và giảm 73% so với cùng kỳ năm trước).
Tất cả các dự án mở bán trong quý này đều nằm tại khu vực được quy hoạch là “Thành phố phía Đông” hay “Thành phố Thủ Đức” tương lai. Phân khúc cao cấp dẫn đầu thị trường ở cả nguồn cung và số căn bán được trên toàn thị trường lần lượt là 97% và 89%.
Giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp ở mức 1.966 USD/m2, tăng 1% so với quý trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Mức giá tăng nhẹ 1% theo quý vì nguồn cung trong quý III chỉ tập trung ở phân khúc cao cấp và hạng sang. Giá bán tại các phân khúc phần lớn giữ ổn định so với quý trước, tuy nhiên mặt bằng giá hiện tại đã cao hơn 3 – 5% so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ tiêu thụ các sản phẩm mới trong quý III đạt khoảng 72%, con số này trong năm 2019 đạt trung bình trên 85%. Mức giá cao và tình hình dịch bệnh bùng phát lần thứ 2 đã làm giảm lượng quan tâm của người mua giai đoạn này.
Bà Đặng Phương Hằng – Tổng Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam nhận định: “Trong bối cảnh Covid-19 và tác động lâu dài của vấn đề cấp phép, số lượng dự án mới ngày càng khan hiếm trên thị trường, các chủ đầu tư uy tín có sản phẩm trong giai đoạn này sẽ được thị trường đón nhận tích cực và tên tuổi được đẩy mạnh. Ngoài ra, các dự án tại “Thành phố phía Đông” đang là tâm điểm chú ý của thị trường trong thời gian qua sẽ có sức bật mạnh mẽ sau khi dịch bệnh được kiểm soát”.
Dự báo nguồn cung chào bán sẽ được cải thiện dần trong quý IV/2020 và đạt khoảng 15.000 căn cho cả năm, giảm 43% so với năm 2019. Sản phẩm trung cấp và cao cấp đang chiếm tỷ trọng cao với lượng nhỏ nguồn cung từ phân khúc hạng sang. Về khu vực phía Đông sẽ tiếp tục là các điểm nóng của thị trường, với nhiều dự án mới tại khu vực Quận 2 và Quận 9.
Giá bán trung bình toàn thị trường trong cả năm 2020 được kỳ vọng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó phân khúc cao cấp và hạng sang được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng khoảng 3% so với cùng kỳ năm trước. Các dự án trung cấp dự kiến có mức tăng giá khoảng 5% so với cùng kỳ với mức giá đã tăng nhanh trong hai quý đầu năm. Lượng giao dịch dự kiến đạt khoảng 14.000 căn cho cả năm, giảm 52% so với năm 2019, chủ yếu do tác động của đại dịch.
Thị trường bán lẻ đang dần hồi phục và sẽ ổn định vào cuối năm nay cũng như sẽ tốt hơn vào năm 2021. Đối với thị trường bất động sản, CBRE cũng cho biết thị trường chỉ thiếu nguồn cung và thời gian tới nguồn cung cũng sẽ được cải thiện và thị trường vẫn phát triển tốt. Bên cạnh đó, giá vẫn tăng ở thời điểm 9 tháng qua và trong tương lai vẫn tăng đều.
Với việc TP. HCM tích cực xử lý các vướng mắc pháp lý, cũng như cải thiện tính minh bạch khi đấu giá công khai nhiều lô đất, các chuyên gia tin tưởng trong trung/dài hạn, khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là điểm đến hút vốn các nhà đầu tư, đặc biệt nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giữa bối cảnh thị trường bất động sản vẫn tiếp tục hạn chế nguồn cung, đặc biệt là những dự án với tỉ trọng nhà liền thổ cao đòi hỏi quỹ đất lớn thì hơn 1.000 sản phẩm nhà liền thổ chào bán trong quý này đã góp phần “giải cứu” và làm phong phú nguồn cung.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường quý 3/2020 của JLL, giá sơ cấp do các chủ đầu tư chào bán lần đầu đạt ngưỡng 5.337 USD/m2 (gần 130 triệu đồng/m2) tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái và 3,1% so với quý trước. Nhà phố tiếp tục thiết lập giá mới chủ yếu do sự gia nhập của các dự án mới với giá cao hơn mức trung bình toàn thị trường.
Không chỉ vậy, đơn vị này cũng đưa ra dự báo, với nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng mạnh vào dịp cuối năm, giá sơ cấp nhà liền thổ được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.
ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), cũng cho rằng việc thành lập thành phố phía Đông đang tác động mạnh đến thị trường. Hiện nay, việc thu hút dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam sẽ đem đến lợi ích trước tiên cho phân khúc BĐS công nghiệp và các khu công nghệ cao. Thành phố phía Đông sẽ được xây dựng theo mô hình khu đô thị sáng tạo. Vì vậy, phân khúc BĐS nhà ở, căn hộ, văn phòng cao cấp đang có rất nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.
“Với chiến lược xây dựng khu đô thị sáng tạo, trước mắt thành phố phía Đông sẽ thu hút một lượng lớn cư dân là những nhà khoa học, các chuyên gia cố vấn nước ngoài có mức thu nhập rất cao. BĐS hạng A sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh phát triển BĐS cao cấp cũng phải chú trọng BĐS bình dân vì thành phố phía Đông sẽ phải giải quyết nhu cầu nhà ở cho một triệu người dân địa phương” – ông Châu chia sẻ.
Bên cạnh đó, ở phân khúc căn hộ, DKRA Việt Nam ghi nhận hơn 2.088 căn được mở bán với mức tiêu thụ đạt hơn 70%, trong đó khu Đông chiếm khoảng 90%. Trong khi đó, mặc dù vẫn có hiện tượng nhà đầu tư tìm cách lướt sóng đất nền ven TP. HCM, tuy nhiên nhìn chung toàn thị trường sức cầu giảm nghiêm trọng, tỷ lệ tiêu thụ chỉ đạt 32% (951 nền) trong khi có đến gần 3.000 nền được tung ra thị trường quý vừa qua. Nguồn cung và lượng tiêu thụ tập trung tại Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Vũng Tàu.
Riêng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa mấy khởi sắc, cung hạn chế và sức cầu thấp sau nhiều tháng liên tục tụt dốc. Các chuyên gia đánh giá, tính đến thời điểm hiện tại, ngay cả những thị trường lớn như Đà Nẵng, Nha Trang và Quảng Ninh cũng không có nhiều bứt phá. Điểm sáng có thể kể đến chỉ có Phú Quốc.
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “TP.HCM cùng với bảy tỉnh thành, gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang và Long An, sẽ trở thành bát giác kim cương” thúc đẩy sự thịnh vượng để Việt Nam vươn tầm khu vực.
Sự phát triển của TP. HCM không chỉ là bước tiến thịnh vượng của các tập đoàn lớn mà còn là sự phát triển của hàng trăm nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đúng với trọng tâm kế hoạch về một vùng đất “đầu tàu” đầy năng động và đột phá, vành đai công nghiệp phía Nam TP. HCM với hàng chục ngàn nhà xưởng của các doanh nghiệp, chủ yếu là trong nước, tại Bình Chánh, Bình Tân, Tân Phú đã tạo nên sự phát triển bền mạnh mẽ vững cho khu vực, kết nối các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên một số kênh rao vặt bất động sản tràn lan thông tin rao bán bất động sản vùng ven, đặc biệt có những chỗ xung quanh mênh mông cỏ dại, không có hạ tầng, thiếu tiện ích.
Địa phương có chủ trương phát triển thành quận, có sự quan tâm nghiên cứu đầu tư của những nhà phát triển bất động sản lớn của Việt Nam, có công bố quy hoạch cho sự phát triển đô thị… là những khu vực lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư. Đồng thời cũng sẽ là mảnh đất màu mỡ để “thổi giá”, tạo “sốt ảo”. Do đây đều là những khu vực mới nổi, thị trường bất động sản chưa hình thành một cách rõ rệt, mặt bằng giá cũng biến động. Thậm chí có những nơi “sốt nóng”, giá thay đổi từng ngày. Do vậy nếu nhà đầu tư không cẩn trọng, hoàn toàn có thể phải trả “phí” rất lớn cho khoản tiền chênh.