Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng có những đặc thù riêng, vì vậy đối với nhà đầu tư cá nhân, đây không phải là kênh đầu tư có lợi nhuận hấp dẫn như bất động sản nhà ở.
Trong thời gian trước và sau Tết, việc khách nội địa đã hủy hàng loạt kế hoạch nghỉ dưỡng, vé máy bay hay các quyết định đặt phòng khách sạn từ trước, khiến ngành du lịch gặn khó khăn thêm gấp bội trong bối cảnh khách quốc tế đến Việt Nam hết sức hạn chế.
Du lịch là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh. Hiệu quả kinh doanh trong nước sụt giảm nghiêm trọng. Hầu hết các cơ sở du lịch đều hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa. Hiện tượng trên là một trong những nguyên nhân khiến bất động sản du lịch kém hiệu quả trong việc thu hút đầu tư trong thời gian gần đây.
Các chuyên gia của Colliers cho rằng, thị trường này sẽ có những thay đổi và yêu cầu khắt khe hơn đối với một số yếu tố như vệ sinh, tuy nhiên bản năng “xê dịch”. Cùng với đó, giá cả lại đang tương đối rẻ và nhu cầu bị “dồn nén” lâu nay của mọi người khiến Colliers tin tưởng về một quá trình hồi phục hình chữ V cho phân khúc này trong vòng ba hoặc bốn năm tới.
Thị trường bất động sản năm 2021 đang nhận được nhiều xung lực phát triển hơn năm 2020 từ sự điều chỉnh cơ cấu nhanh nhạy theo tình hình dịch bệnh; mở rộng áp dụng công nghệ vào bán hàng; tăng tốc giải ngân đầu tư công và cả những kỳ vọng từ việc sửa đổi bổ sung luật về huy động vốn từ các quỹ, như: Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2021.
Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng số lượng dự án BĐS du lịch, nghỉ dưỡng được cấp phép trong năm vẫn tương đối lớn. Cụ thể, trong năm trên cả nước có 147 dự án với 17.884 căn hộ du lịch, 4.178 biệt thự du lịch và 94 căn văn phòng kết hợp lưu trú được cấp phép; 53 dự án với 200 căn hộ du lịch, 1.001 biệt thự du lịch đã hoàn thành.
Báo cáo thị trường tháng 1/2021 mới được DKRA công bố, nguồn cung nhà phố, shophouse biển hiện nay tập trung ở những dự án tổ hợp du lịch lớn với quy mô hàng trăm hecta được quy hoạch bài bản.
Mặc dù nguồn cung mới và sức cầu chỉ ở mức trung bình nhưng trong ngắn hạn, nguồn cung và cầu dự kiến sẽ tăng do nhiều dự án đang trong giai đoạn truyền thông, booking. Đơn cử như ở loại hình biệt thự biển, tỷ lệ tiêu thụ tháng 1 năm nay tăng 78% so với tháng 12/2020.
Do đặc thù riêng, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng không phải phân khúc đầu tư phù hợp để tìm kiếm lợi nhuận như bất động sản nhà ở. Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng chỉ dành cho người có năng lực tài chính (có tiền nhàn rỗi). Những năm trước, số người thuộc tầng lớp trung lưu và người giàu mới tăng nhanh nên nhu cầu về căn nhà thứ 2 cũng tăng theo.
Trong đó, BĐS ven biển có những bước chuyển mình đáng kể, thu hút mạnh dòng vốn mới đổ về Quảng Ninh, Bình Định, Quảng Bình, Phú Quốc… Tâm điểm vẫn sẽ tập trung chủ yếu ở các dự án xây dựng trên quy mô lớn của thương hiệu uy tín.
Nếu bất động sản du lịch “đóng băng” hoàn toàn, phần nào đó sẽ ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, nhưng không quá nghiêm trọng. Có thể nói, sự suy giảm của phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong thời gian qua như một sự điều chỉnh cần thiết sau giai đoạn phát triển ồ ạt.
Dù bị tác động bởi dịch Covid-19 nhưng thị trường vẫn âm thầm chuyển động. Các dự án nằm tại những khu vực có quy hoạch phát triển, đã được đầu tư hạ tầng cơ bản và có pháp lý đầy đủ vẫn được khách hàng và các nhà đầu tư quan tâm.