Nhận định từ thời điểm này đến một năm nữa, Việt Nam vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề pháp lý trong lĩnh vực bất động sản, “thiếu hụt” pháp lý vẫn còn. Thị trường bất động sản đối diện với nhiều thách thức vào năm 2023…
Về nguồn vốn cho thị trường bất động sản, ông Võ cho hay “có lẽ chủ động hơn”, song hiện Ngân hàng Nhà nước vẫn đang loay hoay với câu chuyện “siết”, mở tín dụng…, do đó câu chuyện về vốn, tín dụng cho thị trường ở Việt Nam hiện nay vẫn còn là vấn đề khó khăn nhất.
Theo ông Lê Hoàng Châu – chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM – cho rằng thị trường năm sau có những thách thức lớn bởi nguy cơ suy thoái, lạm phát toàn cầu vào 2023 – 2024.
Tuy nhiên, ông Châu cho rằng có một thời điểm quan trọng về mặt tâm lý là trong kỳ họp Quốc hội giữa năm 2023 sẽ thông qua một số luật, trong đó có Luật đấu thầu, giá và phòng chống rửa tiền. Trong khi đó, cuối năm 2023 dự kiến sẽ thông qua các luật nhà ở, kinh doanh bất động sản, đất đai.
“Thời điểm thông qua các luật này là ngưỡng tâm lý, nếu thông qua được các luật như kỳ vọng thì sẽ tạo một cú hích về mặt tâm lý, niềm tin của thị trường là vấn đề quyết định nhất để thị trường tăng trưởng trở lại. Nó sẽ định hướng thị trường ổn định trở lại hay vẫn đứng trước các thách thức, phụ thuộc rất lớn vào công tác xây dựng luật của Quốc hội trong năm nay và năm tới”, ông Châu nói.
Theo ông Châu, thị trường hiện nay đang rất khó khăn và những khó khăn này không thể giải quyết trong ngắn hạn nhưng với niềm tin của thị trường được cải thiện thông qua các quyết sách, quy định pháp luật sắp được ban hành, kỳ vọng sẽ tạo nên sự đột phá của thị trường.
Trong bối cảnh tình hình chung trên thế giới trong một năm nữa cũng khó thay đổi nhiều, ông Võ nhận định tình hình kinh tế các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu… khả năng hướng xấu nhiều hơn tốt. Theo đó, nếu Chính phủ có những chính sách đặc thù hỗ trợ thị trường bất động sản thì thị trường này mới có xu hướng tích cực hơn.
Về phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp đã nhận được sự quan tâm đáng kể từ góc độ quản lý nhà nước và các chủ doanh nghiệp, như Vingroup, Sun Group, Him Lam, Bitexco… cũng đã cam kết tham gia phát triển khoảng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030. Song, nguồn cung cho loại hình này vẫn vô cùng “nhỏ giọt” và vẫn chưa thể đáp ứng phần lớn nhu cầu.
Nhìn từ những năm 2018, có thể thấy, thị trường BĐS TP.HCM bắt đầu giảm nguồn cung và ngày càng suy giảm ở những năm tiếp theo. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ của thị trường vẫn rất tốt, với những người có nhu cầu ở thực, đặc biệt là với phân khúc giá thấp. Đây là phân khúc, có lượng người mua để ở chiếm phần lớn ở các đô thị như tại TP.HCM.
Điển hình là phân khúc căn hộ hạng A có mức giá từ 60 triệu đồng/m2 liên tục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn cung mới, dao động từ 50-60% giai đoạn 2019-2021, chiếm 3/4 tổng nguồn cung mở bán trong 9 tháng đầu năm 2022.
Trên thực tế, giá đất và các chi phí đầu vào (chi phí xây dựng, chi phí nhân công, chi phí vốn, tiền sử dụng đất…) liên tục tăng cao như hiện nay, việc phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền/nhà ở xã hội đã không còn khả thi và hấp dẫn đơn vị phát triển dự án/chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, việc các dự án đang bị ách tắc dẫn đến chậm tiến độ, kéo theo thị trường khan hiếm và mất cân đối về nguồn cung, giao dịch ảm đạm khiến nhiều chủ đầu tư gặp khó khăn và khách hàng mua nhà ảnh hưởng theo.
Tổng Hợp