Có thể nói khó khăn chồng chất khó khăn, tâm lý từ lãnh đạo đến nhân viên đều ít nhiều hoang mang, dao động. Hiện là thời điểm thị trường đang ‘vào cua’, có nhiều doanh nghiệp đi xuống và cũng có nhiều doanh nghiệp đi lên…
Thay vì mở rộng đầu tư các dự án mới, tung hàng ra thị trường, vị tổng giám đốc tiết lộ doanh nghiệp này chọn cách “cầm chừng”, vừa làm vừa nghe ngóng. Lý do đại diện đơn vị này nêu lên là lo lắng thị trường bất động sản sẽ rơi vào trầm lắng trong giai đoạn tiếp theo khi các khó khăn về chính sách cũng như nguồn vốn chưa được tháo gỡ.
Nhiều ý kiến đồng tình việc kiểm soát vốn để chống lạm phát. Tuy nhiên, cần cụ thể hóa và công khai các giải pháp đồng bộ, để doanh nghiệp có thể tiên liệu, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, tránh thiệt hại.
Tín dụng từ đầu năm đến nay vẫn tăng 8,5%, cho vay bất động sản cũng vẫn tăng tùy theo từng dự án.
Điều quan trọng hiện nay là nhiều tổ chức tín dụng hết room tăng trưởng tín dụng, nhiều ngân hàng đang đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng. Hiện Ngân hàng Nhà nước đang rà soát lại, dự báo trong tháng này sẽ cấp thêm room tín dụng cho các ngân hàng.
Bên cạnh đó, tôi cho rằng cần nới room tín dụng cho các ngân hàng ở mức độ hợp lý, không để bung ra quá nhiều vì tín dụng 6 tháng đầu năm nay đã tăng khoảng 8,5%.
Ông Nguyễn Văn Đính, chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho biết dù Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính nói trên truyền thông là không có chuyện siết vốn bất động sản nhưng trên thực tế nhiều người có nhu cầu mua nhà rất khó vay vốn. Rất nhiều doanh nghiệp cũng kêu khó vì không tiếp cận được vốn.
Bất động sản trông vào khách hàng mua nhà nhưng vừa qua Ngân hàng Nhà nước lại có dự thảo thông tư theo hướng đưa người mua bất động sản, vay tiêu dùng “giá trị lớn” vào đối tượng phải kiểm soát, nhưng lại không rõ “giá trị lớn” là bao nhiêu.
Theo ông Đính, thị trường bất động sản rất lớn, cũng cần có giải pháp tính toán hỗ trợ phù hợp khi nó gặp khó khăn, nhưng ngược lại chúng ta đang làm khó thị trường hơn. Do doanh nghiệp khó khăn về vốn nên trên cả nước có nhiều dự án bất động sản buộc phải dừng lại, giảm mạnh giao dịch trên thị trường dù cầu rất tốt.
Giao dịch bất động sản bắt đầu trầm lắng. Khách hàng mua nhà và cả chủ đầu tư dự án nhà ở rất khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng. Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này giảm 79% trong quý II/2022. Đây được xem là bất ổn nghiêm trọng nhất khiến thị trường địa ốc chuyển sang tình trạng khát vốn, mất cân đối dòng tiền, giao dịch tắc nghẽn.
Biểu hiện lệch pha cung cầu ở nhiều cấp độ, vốn là những tồn tại tích tụ từ nhiều năm qua và trở nên trầm trọng hơn trong 6 tháng đầu năm nay. Lệch pha cấp độ một là thiếu hụt dự án mới dẫn đến nguồn cung nhà ở bị hạn chế, kém đa dạng. Lệch pha cấp độ hai là nguồn cung nhà ở cao cấp dẫn dắt thị trường nhưng lại khan hiếm nhà giá vừa túi tiền dưới 2 tỷ đồng một căn và thiếu hụt nhà ở xã hội.
Sự lệch pha này tác động trực tiếp đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho đa số người yếu thế trong xã hội là người có thu nhập trung bình, thấp ở đô thị. Cụ thể trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản TP HCM không còn nhà ở vừa túi tiền (tỷ lệ 0%) giá 30 triệu đồng một m2. Trong khi đó, nhà ở cao cấp chiếm đến 74% nguồn cung toàn thị trường, còn lại 26% là nhà ở trung cấp. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung, nhất là thiếu nhà ở có giá vừa túi tiền dẫn đến giá nhà toàn thành phố đã tăng liên tục trong thời gian qua.
Chủ tịch HoREA phân tích, ba bất ổn trên đặt thị trường bất động sản trước nhiều thách thức khi phải nỗ lực phục hồi và tăng trưởng trở lại sau đại dịch Covid-19. Đến nay, địa ốc tiếp tục chịu ảnh hưởng của việc đứt gãy chuỗi cung ứng, nguy cơ lạm phát và suy thoái trên phạm vi toàn cầu.
Tổng Hợp