Giao dịch sôi động nhộn nhịp trong điều kiện giá tiếp tục gia tăng và nguồn cung còn khan hiếm. Thị trường cận Tết ghi nhận những “cơn sốt” đón lượng khách mua tài chính tốt trên. Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản.
Các chuyên gia nhận định, năm 2022 thị trường bất động sản nhiều khả năng thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn năm 2021 do tác động vết dầu loang từ kết quả phiên đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm lập đỉnh vừa qua. Bên cạnh đó, các tác động từ bất ổn của thị trường khiến cho các nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền vào nhóm tài sản nhà, đất và các loại hình bất động sản gắn liền với đất để tìm kênh trú ẩn an toàn.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Vietnam cho biết, thường thời điểm trước và sau Tết, hoạt động giao dịch bất động sản rất tích cực, sôi động. Lượng giao dịch mà chúng tôi thống kê được qua các sàn luôn cao hơn so với các quý khác. Thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư bắt đầu nhận thấy đây là thời điểm tốt để đón sóng thị trường với giá khi các chủ đầu tư dùng nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng, đặc biệt trước thềm tăng giá BĐS sau Tết Nguyên Đán. Thời điểm hiện tại, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và sinh lợi cao, thị trường đang tăng tốc về đích.
Chỉ còn khoảng hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, thị trường BĐS đang chạy đua về đích cuối năm bằng các hoạt động chào bán, kích cầu cuối năm. Theo các chuyên gia, thị trường địa ốc đã có dấu hiệu tích cực, còn hơn 1 tháng để thị trường lấy lại những gì đã mất do dịch bệnh. Theo đó, các doanh nghiệp BĐS đang chạy đua với doanh số cuối năm, môi giới tăng tốc tìm kiếm khách hàng, các sàn giao dịch cũng rộn ràng hoạt động ở giai đoạn này.
“Giá cả bất động sản sẽ khó giảm nhiệt trong tình hình tâm lý thị trường đang tốt, nguồn cung bất động sản vẫn giảm và ít ỏi so với nhu cầu của thị trường. Giá cả tiếp tục có xu hướng leo thang lệch pha cung cầu kéo dài”, theo bà Nguyễn Hương Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.
Bất động sản đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế. Tăng trưởng tích cực của bất động sản trong dài hạn gắn liền và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là bộ mặt của đô thị. Thời gian qua, bất động sản cũng là một trong những kênh đầu tiên đón nhận tín hiệu tích cực từ thị trường đầu tư, ngay khi kinh tế ổn định. “Thị trường đã nóng trở lại. Tâm lý nhà đầu tư đa phần cởi bỏ vì họ cho rằng, sẽ không còn chính sách cách ly. Mọi người xác định sống chung với dịch bệnh. Khi hoạt động giao dịch diễn ra bình thường thì nhu cầu đầu tư bất động sản sẽ càng bùng nổ vì thị trường thực tế đều chứng minh, sau Tết đều dễ xảy ra sốt hàng”, nhà đầu tư chia sẻ.
Tâm lý thị trường vào thời điểm cuối năm đang rất tốt, thông tin phục hồi kinh tế – xã hội tác động tích cực đến doanh nghiệp và người dân. Một số nhà đầu tư sau một năm kiếm tiền từ các kênh đầu tư khác như chứng khoán, tiền kỹ thuật số… muốn chốt lời vào kênh bất động sản và coi đó như một kênh gửi gắm an toàn và lâu dài. Giao dịch sôi động nhộn nhịp trong điều kiện giá tiếp tục gia tăng và nguồn cung còn khan hiếm. Thị trường cận Tết ghi nhận những “cơn sốt” đón lượng khách mua tài chính tốt trên. Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản.
Nghị quyết về chính sách tài khóa – tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế với gói hỗ trợ lên tới gần 350.000 tỷ đồng có thể tạo ra lực đẩy mạnh mẽ cho nền kinh tế cũng như thúc đẩy dòng vốn đầu tư đổ vào thị trường bất động sản, thì các vấn đề còn lại đều tác động trực tiếp tới sự vận hành của thị trường. Còn Luật sửa đổi nhiều luật, trong đó có nội dung sửa đổi Điểm c, Khoản 1, Điều 75 – Luật Đầu tư về công nhận chủ đầu tư dự án… được nhận định sẽ “tháo chốt” cho ít nhất 208 dự án bất động sản ở TP.HCM và Hà Nội mắc kẹt suốt nhiều năm qua, tạo cú huých quan trọng về nguồn cung.
Nói như TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh, quyết tâm của Chính phủ và Quốc hội trong việc tạo động lực bằng gói kích thích kinh tế và tháo gỡ những điểm nghẽn chính sách là tín hiệu tích cực, giúp nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng có thêm điểm tựa để phục hồi và phát triển. Thống kê của HoREA cho thấy, trong số 208 dự án mắc kẹt nêu trên, TP.HCM có khoảng 126 dự án nhà ở thương mại. Giả định, mỗi dự án nhà ở thương mại này có vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, thì tổng mức đầu tư của 126 dự án sẽ là 126.000 tỷ đồng, nên việc không được công nhận chủ đầu tư các dự án này dẫn đến Nhà nước bị thất thu 12.600 tỷ đồng thuế VAT; nếu lợi nhuận các dự án đạt 20% tương đương 25.200 tỷ đồng thì Nhà nước còn bị thất thu thêm 5.040 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, chưa kể nhiều loại thuế khác.
Theo phản ánh của các địa phương, hiệp hội, hiện có hàng trăm dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên cả nước bị ách tắc, không thể triển khai thực hiện (trong đó Hà Nội có khoảng 82 dự án, TP.HCM có khoảng 126 dự án…) gây thiệt hại cho doanh nghiệp, làm sụt giảm nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở. Do đó, việc sửa Luật Đầu tư lần này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư trong việc phát triển các dự án nhà ở thương mại làm tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản.
Tổng Hợp