Thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho thấy, chỉ số giá nhà ở của Việt Nam cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội, 13 quý liên tiếp, giá nhà đều theo chiều tăng. Thị trường bất động sản ảnh hưởng bởi chứng khoán lao dốc?
CBRE đưa ra nhận định, nhà đầu tư tham gia thị trường đang hướng đến hai yếu tố là an toàn trong hiện tại và tiềm năng thật sự trong tương lai. An toàn là sản phẩm đó phải được phát triển bởi các doanh nghiệp uy tín, có quy hoạch và pháp lý rõ ràng. Với tiềm năng trong tương lai, các yếu tố tác động như hạ tầng, tầm nhìn quy hoạch và chiến lược phát triển phải cho thấy sự hấp dẫn.
Thị trường hiện đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ để thu hút khách hàng. Các chủ đầu tư buộc phải chú trọng tạo ra điểm nổi bật, lợi thế cạnh tranh cho dự án. Để làm được điều này, không chỉ đòi hỏi chủ đầu tư có kinh nghiệm, mà còn phải có tiềm lực tài chính lớn.
Trong giai đoạn có nhiều biến động như hiện tại, doanh nghiệp càng phải chuẩn bị sản phẩm có sự phù hợp với nhu cầu thị trường, khả năng chi trả của người mua thay vì tham gia cuộc đua về giá.
Đưa ra nhận định về nguyên nhân có sự chênh lệch trong thanh khoản, nhiều chuyên gia cho rằng bên cạnh việc ngân hàng có chính sách siết tín dụng làm cho nhà đầu tư và cả doanh nghiệp lo lắng, thị trường chứng khoán liên tục “đỏ sàn” khiến nhiều người hoang mang, có tâm lý muốn giữ tiền mặt… thì giá bán cao, chất lượng không tương xứng là nguyên nhân chính khiến giới đầu tư và mua ở thực không mặn mà xuống tiền.
Một dự án căn hộ triển khai trên khu vực thành phố Thủ Đức dù quảng bá rầm rộ và có kế hoạch chào bán cuối quý 2 nhưng phải dời sang quý 3 do tỷ lệ đặt hàng và quan tâm thấp hơn dự kiến. Theo chia sẻ từ sàn phân phối, giá bán là yếu tố cản trở chính cho thanh khoản của dự án này.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản miền Nam ghi nhận có nhiều dự án mới được công bố. Sau thời gian dài “ngủ đông” vì dịch Covid-19, nên ngay sau khi bung giỏ hàng, nhiều dự án đã được đặt mua gần hết. Thậm chí có dự án phải giao dịch thứ cấp nhiều lần do chủ đầu tư không ồ ạt ra hàng.
Còn nguồn vốn từ cổ phiếu trước hết sẽ trực tiếp cấp vốn cho các doanh nghiệp bất động sản. Đây cũng là nguồn cấp vốn cho thị trường bất động sản khi nhiều người chốt lời chứng khoán và chuyển sang các kênh khác, trong đó có bất động sản. Tuy nhiên, cổ phiếu sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh thu hút vốn khi thị trường hấp dẫn. Ngoài ra, đây chính là chủ thể hút vốn của thị trường bất động sản khi thị trường chứng khoán gặp khó khăn, phải hút vốn về để bù đắp khoản thiếu hụt.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, vẫn còn những tồn tại của nguồn vốn từ cổ phiếu vận hành vào thị trường bất động sản hiện nay. Đơn cử, sự dao động mạnh của thị trường chứng khoán làm luồng tiền lưu thông giữa thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản thiếu ổn định. Sau khi đạt đỉnh 1.500, thị trường đã có những điều chỉnh lớn.
Bất động sản có thể sẽ bị ảnh hưởng từ luồng tiền của thị trường chứng khoán khi thị trường này suy giảm. Thị trường chứng khoán sau một số phiên điều chỉnh đã mất đi một lượng giá trị nhất định. Nhiều nhà đầu tư cũng lo ngại những thông tin siết chặt về pháp lý, khiến cho dòng tiền đầu cơ lo sợ rút khỏi thị trường, từ đó thiếu đi động lực của dòng tiền đầu cơ để đẩy giá cổ phiếu.
Trong nhiều năm qua, thị trường BĐS Việt Nam đã chứng kiến nhiều cơn “sốt” đất từ Bắc vào Nam. Giá nhà, đất tăng cao gây ra những lo ngại cho các tỉnh, thành phố. Do đó, các địa phương đều phải tìm biện pháp để hạ nhiệt giá đất, tránh tạo thành giá “ảo”, gây khó cho các địa phương, DN trong đầu tư các dự án.
Tổng Hợp