Thị trường bất động những tháng đầu năm 2023 tiếp tục trầm lắng do vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và các yếu tố không thuận lợi xuất hiện từ năm 2022.
Thủ tướng cũng đưa ra một loạt biện pháp, trong đó tập trung vào tháo gỡ vướng mắc cho thị trường thông qua gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, tập trung hỗ trợ cho phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội. Nhờ đó, sau Nghị quyết 02, gần như thị trường được tháo gỡ vướng mắc.
Theo chuyên gia, thị trường bất động sản hiện nay cũng tương tự như giai đoạn trước vì tắc nghẽn nguồn vốn, nhưng những khó khăn vẫn chưa được đào sâu.
Rất nhiều nhà đầu tư ở Việt Nam kêu gọi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất, nới lỏng room tín dụng. Nhưng cần đặt câu hỏi là tại sao room tín dụng ở Việt Nam lại cao, tại sao lại không nới room?”, GS. Đặng Hùng Võ đặt vấn đề.
Chuyên gia phân tích, trong bối cảnh lạm phát cao thì ngân hàng cũng phải trả lãi suất cao cho người gửi tiền, nếu không sẽ không có người gửi. Do đó, lãi suất cho vay phải cao vì ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền và họ luôn phải đảm bảo lãi suất nhất định. Tất nhiên, chi phí quản lý của các ngân hàng cũng đang được cho rằng quá cao.
Ngoài ra, còn một lý do khác nữa theo ông Võ, thị trường bất động sản Việt Nam sống được là nhờ cơ chế bán nhà hình thành trong tương lai, đây là một giải pháp cực kỳ thông minh nhưng lại cực kỳ rủi ro.
Cụ thể, rủi ro cho người mua nhà khi dự án bị chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng như cam kết. Nhưng với chủ đầu tư thì đây là phương pháp huy động vốn rất hiệu quả, khi đó tiền xây nhà là tiền của người mua nhà.
Tuy nhiên, khi dự án bị chậm tiến độ thì nguồn vốn từ người mua nhà ở trong tương lai cũng bị tắc nghẽn. Do đó, các chủ đầu tư Việt Nam hiện tại đang không tận dụng được nguồn vốn của người mua nhà hình thành trong tương lai một cách hiệu quả, trong khi đây là thủ thuật vốn mà ở nước ngoài không có.
Theo một thống kê của Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA) hồi cuối năm 2022, cả nước có hàng nghìn dự án bất động sản đang triển khai nhưng phải tạm dừng với giá trị đầu tư khoảng 800.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 30 tỷ USD), trong đó có cả những dự án phát triển nhà ở xã hội.
Tính riêng trong năm 2022, theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, các dự án bất động sản cấp phép mới và dự án đang triển khai xây dựng đều giảm trên dưới 50%. Hầu hết các dự án đang triển khai phải tạm dừng và không thể triển khai tiếp.
Tuy nhiên, ngay sau khi thành lập, Tổ công tác của Chính phủ đã tiến hành rà soát, làm việc với các địa phương để nhận diện những khó khăn, vướng mắc.
Song song với đó, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, đặc biệt là Nghị quyết 33 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, ổn định, lành mạnh,…
Thông tin từ Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, đến nay bước đầu đã cơ bản tháo gỡ được những vướng mắc về mặt pháp lý cho các dự án bất động sản.
Cụ thể, Tổ công tác đã làm việc với các địa phương, rà soát các dự án tại TP HCM là 180 dự án, Hà Nội 170 dự án, Đà Nẵng 75 dự án, Hải Phòng 65 dự án, TP Cần Thơ 79 dự án.
Ngoài ra, Tổ đã nhận được 71 văn bản đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp liên quan đến 121 dự án bất động sản. Tổ công tác đã sàng lọc và có văn bản gửi các địa phương những dự án thuộc nội dung tháo gỡ thuộc thẩm quyền của địa phương, cũng như gửi Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT liên quan đến các nội dung vướng mắc về lĩnh vực đầu tư, đất đai.
Đây là cơ sở để các địa phương cũng như bộ ngành tập trung hướng dẫn, giải đáp, tháo gỡ ngay từng dự án. Các địa phương đang tích cực triển khai rà soát, tháo gỡ để thúc đẩy các dự án này sớm triển khai trở lại trong thời gian tới.
Số liệu thống kê của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, trong 3 tháng đầu năm số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 341 doanh nghiệp (tăng 30,2%) và 1.816 doanh nghiệp (tăng 60,7%) so với cùng kỳ năm trước.
Các khó khăn lớn mà các doanh nghiệp bất động sản đang đối diện được Bộ Xây dựng chỉ ra là trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn tiến độ, dừng triển khai thực hiện dự án.
Tổng Hợp
(VietnamBiz, Bizlive)