Nhiều doanh nghiệp bất động sản ‘bán mình’ để tồn tại thay vì chờ giải cứu…
Ngoài các thương vụ mua bán, góp vốn với các công ty có vốn nước ngoài, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam liên tục có các thương vụ đầu tư, “thâu tóm lẫn nhau” thông qua việc mua bán cổ phần. Nhờ đó mà các doanh nghiệp đang khó khăn có thể tiếp tục duy trì, hoàn thiện những dự án dang dở trong bối cảnh khó tiếp cận nguồn vốn.
Frasers Property Vietnam vừa thông báo chính thức về việc hợp tác với Gelex Group, tập đoàn đầu tư đa ngành hàng đầu trong nước. Theo đó, hai bên sẽ cùng triển khai các khu công nghiệp tại miền Bắc Việt Nam với tổng mức đầu tư trong giai đoạn đầu dự kiến khoảng 6.000 tỷ đồng, tương đương 250 triệu đô la Mỹ.
Cụ thể, doanh nghiệp BĐS Phát Đạt thông báo đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính cho khu đất để phát triển dự án Astral City với số tiền nộp ngân sách nhà nước là 511 tỷ đồng. Dự án có diện tích 3,73 ha do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn – KL làm chủ đầu tư, trước đây là công ty con của Phát Đạt. Tháng 6/2022, Phát Đạt thông qua Nghị quyết HĐQT để chuyển nhượng cổ phần Sài Gòn – KL cho Tập đoàn Danh Khôi.
Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 cũng vừa chuyển nhượng cổ phần cho một doanh nghiệp BĐS khác để triển khai dự án tại Văn Khê (Hà Đông, Hà Nội).
Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 27/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, từ cuối năm 2022 khi làm việc với Novaland, Bộ Xây dựng đã hướng dẫn chủ đầu tư bán bớt dự án để tháo gỡ khó khăn. Theo đó, để đủ điều kiện chuyển nhượng dự án cho đối tác khác, doanh nghiệp phải được gỡ vướng về pháp lý. Hiện, mọi vướng mắc về thủ tục đất đai, quy hoạch đều giao cho địa phương giải quyết. Đến nay, có 121 dự án đã được xử lý, giải quyết.
Theo Thứ trưởng Sinh,việc mua bán, sáp nhập (M&A) các dự án BĐS diễn ra trên thị trường là việc bình thường. Có những dự án không đổi tên nhưng đổi chủ. Thứ trưởng Sinh đánh giá:” Việc mua bán sáp nhập là việc tốt trên thị trường địa ốc khi quyền lợi của nhà đầu tư được đảm bảo bởi các dự án sau khi đổi chủ được tiếp tục triển khai”.
Theo báo cáo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, nếu tình hình thị trường tiếp tục khó khăn, có 23% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động đến hết quý III/2023; 43% doanh nghiệp trụ được đến hết năm 2023. Mặc dù từ cuối năm ngoái đến nay, Chính phủ, các bộ ngành liên tục đưa ra các giải pháp để tìm cách tháo gỡ, nhưng thị trường BĐS vẫn đóng băng. Các doanh nghiệp BĐS bị ngân hàng “ngắt van” tín dụng, hàng tồn kho nhiều khiến hầu hết DN BĐS vào tình thế khó.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) – xung quanh những thương vụ bán dự án của doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh hiện nay. Từ quý II/2022 trở về trước, tôi khẳng định thị trường bất động sản là sân chơi của doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp Việt Nam làm chủ thị trường, nắm quỹ đất lớn, bán hàng tốt, đóng thuế cho nhà nước rất lớn…
Tuy nhiên, từ tháng 7/2022, tôi đã cảnh báo, doanh nghiệp bất động sản sẽ phải bán mình để tồn tại. Việc bán dự án với giá hời tạo lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội thôn tính thị trường, làm mất đi lợi thế của doanh nghiệp nội địa đang thống lĩnh thị trường bất động sản hiện nay.
Nhà đầu tư có vốn nước ngoài đang lợi dụng thị trường bất động sản ảm đạm, doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về dòng tiền để trở thành những con kền kền ăn xác chết, kiếm được lợi nhuận “trong mơ”.
Trong giai đoạn đầu, chúng ta hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để làm các dự án bất động sản như Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, cao ốc Saigon Centre, khách sạn New World Saigon… Khi đó, chúng ta bỏ đất để liên danh và nắm 30% vốn. Trong quá trình hoạt động, sau quá trình tăng vốn, chúng ta bị mất đi cổ phần khiến tài sản bị thất thoát.
Tuy nhiên, đó là giai đoạn sơ khai của FDI trong lĩnh vực bất động sản. Chúng ta buộc phải chấp nhận để học hỏi kinh nghiệm vận hành, cách thiết kế, bán hàng, quản lý dự án, xây dựng… Còn ở như ở hiện tại, tôi cảm thấy rất đau lòng.
Tổng Hợp
(Tiền Phong)