Theo các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch, việc đẩy giá nhà đất theo kiểu “đón đầu” quy hoạch lâu nay vẫn thường xuất hiện, dễ tạo ra cơn sốt ảo. Với đề án Thành phố Thủ Đức, các cơ quan nhà nước cần đẩy nhanh các bước để sớm công bố và pháp lý hoá quy hoạch các khu chức năng, khu trung tâm để ổn định phát triển, tránh các xáo trộn không đáng có và gây khó khăn cho việc triển khai quy hoạch về sau.
Thành phố Thủ Đức đang được đầu tư về hạ tầng, dịch vụ, TPHCM cũng sẽ chuyển hướng về đây những lĩnh vực công nghệ cao, mang tính thân thiện môi trường, do đó tiềm năng phát triển sẽ là rất lớn. Do đó, đây là lực đẩy để bất động sản (BĐS) tại khu Đông TPHCM tiếp tục tăng trưởng.
Trong đề án thành phố Thủ Đức, khu vực Tam Đa (Quận 9) sẽ trở thành Khu Công nghệ sinh thái Tam Đa. Theo khảo sát của phóng viên, hiện nay trên tuyến đường Tam Đa “mọc” lên nhiều trung tâm môi giới nhà đất từ quán cà phê cho đến các bãi đất trống ven đường, dựng lên các biển rao bán sơ sài. Giới “cò đất” tại đây thường xuyên nhắc đến việc Tam Đa sẽ trở thành Khu Công nghệ sinh thái, gần Khu đô thị Vincity của Vingroup nên giá đất tăng nhanh, có mức từ 20 – 22 triệu đồng/m2 trong khi giá đất khu vực này (chủ yếu là đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm, ao hồ..) từ lâu chỉ khoảng 15 – 17 triệu đồng/m2.
Trái với những lời giới thiệu, tư vấn “hào nhoáng” của môi giới, cũng trên tuyến đường Tam Đa, tại khu vực gần cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là khu đất bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm, bên ngoài được vây tôn, trên đó vẫn còn dòng chữ “kiệt tác của thiên nhiên” dù tấm biển quảng cáo đã rách nát, bạc màu.
Tọa lạc tại vị trí cửa ngõ của khu Đông Sài Gòn, tương lai là thành phố Thủ Đức mới, dự án thừa hưởng sự phát triển vượt bậc về hạ tầng của nơi đây. Nơi đây, cư dân dễ dàng tiếp cận các tiện ích sống chất lượng như Bến xe miền Đông mới đã đi vào hoạt động, Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2, ga Metro số 1 Suối Tiên – Bến Thành đang gấp rút hoàn thiện hay sân bay Tân Sơn Nhất thông qua đại lộ Phạm Văn Đồng…
Lý giải nguyên nhân tăng giá bất động sản khu vực phía Đông Tp. Hồ Chí Minh (trong đó có khu vực Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức), ông Nguyễn Hoàng – Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Vietnam cho rằng, thông tin phường Trường Thọ (Quận Thủ Đức) sẽ là trung tâm của “thành phố Thủ Đức” đã tác động khá lớn đến mặt bằng giá bất động sản ở khu vực này. Mặt bằng giá bán bất động sản riêng lẻ ở phường Trường Thọ đã tăng trung bình 40% – 50% so với cuối năm 2019.
Chỉ riêng ở phân khúc căn hộ trong 10 tháng năm 2020, thị trường bất động sản nhà ở Tp. Hồ Chí Minh có 9 dự án mới mở bán tại khu Đông, cung cấp ra thị trường hơn 8.000 căn, chiếm 66,3% nguồn cung căn hộ toàn thành phố (12.134 căn) và có mức giá trung bình từ 38 – 67 triệu đồng/m2. Hiện tại, khó có thể tìm ra căn hộ có mức giá dưới 35 triệu đồng/m2 tại khu Đông thành phố.
Theo ông Nguyễn Hoàng, việc tăng giá không hoàn toàn do thông tin thành lập “thành phố Thủ Đức” mà còn chịu tác động từ nhiều yếu tố khác khi khu Đông quy tụ nhiều chủ đầu tư lớn như Novaland, Vingroup, Hưng Thịnh, Đất Xanh, Nam Long, Keppel Land, CapitaLand… Cùng với đó là sự khan hiếm nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc căn hộ và nhà phố, biệt thự, chi phí đầu vào ngày càng cao như giá đất, chi phí đền bù, chi phí pháp lý, chi phí tài chính, lãi vay, giá vật liệu xây dựng, chi phí nhân công,…
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa ban hành kế hoạch phát triển giao thông nhằm xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao tại khu Đông với 3 quận gồm quận 2, quận 9 và Thủ Đức – nơi sẽ là thành phố Thủ Đức trong tương lai.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển phân tích, thành phố Thủ Đức tương lai chính là khu vực năng động nhất ở cửa ngõ phía Đông của TPHCM. Không chỉ nhờ vị trí thuận lợi mà còn được Nhà nước và các địa phương đầu tư hệ thống hạ tầng đồng bộ từ cảng biển nước sâu, sân bay, hệ thống đường cao tốc, đường vành đai, các khu công nghiệp lớn trong vùng…
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong từng yêu cầu lãnh đạo UBND Quận 9 trong quá trình phát triển đô thị cần lưu ý đến vấn đề quản lý đất đai, môi trường, quy hoạch tổng thể trên địa bàn, nhất là quy hoạch 1/500. Dự báo khi Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông (thành phố Thủ Đức) từng bước hình thành thì dư địa phát triển các chương trình nhà ở, bất động sản là rất lớn. UBND Thành phố yêu cầu Quận 9 kiên trì giữ vững quy hoạch được phê duyệt, kiên quyết không để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng đô thị và tăng cường quản lý đất đai, không để xảy ra việc lấn chiếm sông, rạch, khai thác cát trái phép trên địa bàn.
Đối với Quận Thủ Đức, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đề nghị tiếp tục rà soát điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển của quận, nhất là lộ trình chuyển hơn 350 ha đất trồng cây lâu năm, hàng năm và hơn 80 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai.
Lãnh đạo UBND Thành phố cũng yêu cầu hạn chế đến mức thấp nhất việc điều chỉnh quy hoạch cây xanh sang đất ở, đất thương mại dịch vụ, đồng thời tăng cường mảng xanh tại các công viên, các tuyến đường để quận có thể trở thành một hình mẫu về phát triển mảng xanh ở cửa ngõ phía Đông.
Bên cạnh đó, Quận Thủ Đức cần khắc phục toàn diện việc xây dựng sai phép, không phép trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các sở ngành, hỗ trợ thủ tục đầu tư xây dựng Khu đô thị tương lai Trường Thọ, hình thành Trung tâm công nghệ giáo dục Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, là 2 điểm nhấn của thành phố Thủ Đức trong tương lai.