Phú Quốc trở thành thành phố – thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam – không chỉ tạo điều kiện để thúc đầy kinh tế – xã hội Phú Quốc phát triển mà còn mang một ý nghĩa thiêng liêng là thể hiện chủ quyền biển đảo.
Lãnh đạo huyện Phú Quốc cũng cho biết, thời gian qua, sau khi có ý kiến kết luận, chỉ đạo của các sở, ngành, UBND tỉnh về việc xử lý tình trạng xây dựng trái phép, không phép, bao chiếm đất công, đất dự án… huyện Phú Quốc đã mở hàng chục đợt cưỡng chế các công trình sai phạm. Do đó, việc xử lý sai phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng là không có vùng cấm.
Trong 15 năm qua, đặc biệt là 5 năm gần đây, huyện đảo Phú Quốc phát triển rất nhanh, nhất là về du lịch. Nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào đây với hơn 10 tỉ USD, cao gần gấp đôi tổng vốn FDI đăng ký toàn vùng ĐBSCL.
Phú Quốc cũng là đơn vị cấp huyện thu ngân sách lớn nhất tỉnh Kiên Giang và các huyện đảo cả nước. Tổng giá trị sản xuất dịch vụ của huyện đảo tăng khoảng 30%, thu hút hơn 3-4 triệu lượt khách du lịch/năm, nhiều hơn gần 40 lần dân cư trên đảo.
Từ ngày 15-16/12, Đội trật tự đô thị huyện Phú Quốc (Kiên Giang) phối hợp với UBND xã Dương Tơ tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ 8 căn nhà xây không phép trên một khu đất ở ấp Đường Bào, xã Dương Tơ. Đây là đất do Nhà nước quản lý, khi lực lượng chức năng kiểm tra không có người đứng ra nhận là chủ các công trình.
8 căn nhà không chủ nêu trên được xây dựng bằng bê tông cốt thép, xây theo kiểu biệt thự mini, đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, đã được quét vôi, lát gạch men, có tổng giá trị khoảng 10 tỷ đồng. Ngoài tháo dỡ nhà, lực lượng chức năng còn phá bỏ 800m đường bê tông (ngang 6m) vào khu dân nhà trái phép này.
Ông Huỳnh Quang Hưng – Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc khuyến cáo, khi người dân có nhu cầu chuyển nhượng đất đai cần liên hệ chính quyền các xã, thị trấn, phòng đô thị, phòng quản lý Tài nguyên – Môi trường, Ban quản lý khu kinh tế để biết rõ về quy hoạch (mặc dù quy hoạch đã được công khai) để tránh những rủi ro xảy ra.
Một giám đốc công ty đầu tư bất động sản ở Phú Quốc cho biết, khi thông tin Phú Quốc lên thành phố, thị trường bất động sản đã ấm lên. Tuy nhiên, các giao dịch vẫn chưa thể thực hiện vì hiện nay việc phân lô, tách thửa vẫn chưa được huyện Phú Quốc cho phép rộng rãi.
Phát triển nóng trong khi lực lượng cán bộ mỏng, gây quá tải cho công tác quản lý đô thị, nông thôn, an ninh trật tự. Các cơn sốt đất, sai phạm trong quản lý đất đai ở Phú Quốc từng bị phát hiện, nhiều cán bộ cấp huyện, xã đi tù nhưng vẫn lặp lại đáng lo ngại vẫn luôn là bài học cần phải được học thuộc trong công tác quản lý… khi được khoác lên mình chiếc áo mới “TP đảo”.
Trước thực trạng “sốt đất ảo” tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã dùng công cụ quản lý nhà nước để chấn chỉnh và ngăn chặn bằng cách công khai quy hoạch sử dụng đất. Theo đó, Phú Quốc sẽ tập trung công khai quy hoạch đất phát triển nông nghiệp, để người dân biết sẽ không có cơ hội chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Công khai các khu vực đất sẽ bị thu hồi để giao cho các dự án đầu tư để người dân rõ sẽ không có cơ hội được nhận chuyển quyền sử dụng đất. Đồng thời, tập trung thanh tra về đất đai, xây dựng, hoạt động phân phối. Các trường hợp thực hiện không đúng pháp luật sẽ bị xử lý theo luật định.
Chúng ta kỳ vọng mới cho một giai đoạn phát triển mới của một TP đảo đầu tiên, độc đáo chưa có tiền lệ như Phú Quốc. Nhưng để thực sự chuyển đổi Phú Quốc từ nông thôn thành đô thị, từ huyện lên thành là một khoảng cách với nhiều thách thức như nói trên.