Trong lĩnh vực trái phiếu, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là một trong những cái tên nổi bật nhất. Techcombank dành dòng vốn khá lớn để đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Khoản đầu tư này có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây nhưng liệu việc làm ăn kinh doanh nhà băng này có đứng vững trước những rủi ro thị trường…
Trong báo cáo cập nhật về ngân hàng Techcombank mới công bố, các chuyên gia phân tích tại SSI Research đã chỉ ra một số rủi ro mà Techcombank phải đối mặt trong thời gian tới.
Theo đó, Techcombank không cung cấp thông tin về thời gian đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên khoảng 44% tổng giá trị của cả trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu tổ chức tín dụng (khoảng 32 nghìn tỉ đồng) sẽ đến hạn thanh toán trong vòng một năm tới.
Chuyên gia giả định rằng 21 nghìn tỉ đồng (tương đương 4,9% tổng tín dụng) trái phiếu doanh nghiệp sẽ đến hạn vào năm 2023. Do các công ty phát hành trái phiếu là những tổ chức lớn với danh tiếng tốt trên thị trường, SSI Research tin rằng các đơn vị này sẽ có các lựa chọn thay thế để huy động vốn, bất chấp những hạn chế về tăng trưởng tín dụng và những thách thức trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nhóm phân tích cũng không loại trừ khả năng Techcombank sẽ bán một phần trái phiếu như đã thực hiện trong quý II/2022 để giảm mức tập trung vào trái phiếu của ngân hàng.
Bên cạnh đó, dư nợ cho vay chủ đầu tư bất động sản, xây dựng, vật liệu cao (126 nghìn tỉ đồng, tương đương 29% tổng tín dụng) là một quan ngại của SSI Research. Chuyên gia phân tích của đơn vị này cho rằng hoạt động này có thể gặp biến động tiêu cực trong ngắn hạn do hạn chế về nguồn vốn. Nếu giả định rằng chỉ 5% trong số các khoản vay này phải đối mặt với các thách thức về khả năng trả nợ thì 6.300 tỉ đồng (1,5% tổng tín dụng và 1,6 lần dự phòng) có nguy cơ trả nợ trễ hạn. Dù Techcombank có vốn hóa đủ mạnh để hấp thụ các cú sốc ngoại sinh, lợi nhuận vẫn có thể bị ảnh hưởng do áp lực tăng trích lập dự phòng.
Techcombank vẫn ở vị trí thứ hai với dự báo lãi ròng hơn 21.500 tỉ đồng, nhưng đã bị đuối sức, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh so với các năm trước do chi phí vốn tăng cao cũng như bị tác động bởi thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp. Riêng lợi nhuận quý 3/2022, theo dự đoán của các nhà phân tích SSI, với Techcombank, lợi nhuận trước thuế quý 3 tăng khoảng 20-25% so với cùng kỳ trước áp lực tăng chi phí vốn và nguồn thu nhập kém đa dạng hơn so với các kỳ trước. Tuy nhiên, Techcombank được dự báo tăng trưởng lợi nhuận ròng 25% so với năm 2021 nhờ NIM ổn định và tỷ lệ chi phí tín dụng giảm mạnh.
Trong khi đó, theo báo cáo cập nhật về Techcombank do Vndirect Research vừa phát hành thì trong nửa đầu năm 2022, khả năng sinh lời ROA và ROE vẫn duy trì vị trí dẫn đầu ngành, lần lượt là 3,6% và 22%. Mặc dù vậy, theo Vndirect Research, các quy định chặt chẽ trên thị trường vốn đang làm dấy lên lo ngại đối với Techcombank.
Cụ thể, đó là việc Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát dòng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) và giám sát chặt chẽ hơn về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) khi Nghị định 153/2020/NĐ-CP đang được sửa đổi nhằm đảm bảo tính minh bạch của thị trường vốn.
Mặt khác, do tỷ trọng cho vay bất động sản và nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp chiếm phần lớn trong danh mục tín dụng (lần lượt 67% và 11%) cho nên nhà đầu tư đã có những góc nhìn tiêu cực đối với Techcombank, dẫn đến giá cổ phiếu giảm mạnh 22% kể từ tháng 4.2022 (so với mức giảm khoảng 15% của toàn ngành ngân hàng).
Mặc dù là 1 trong 8 ngân hàng trong diện bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra về hoạt động đầu tư trái phiếu nhưng Techcombank đã phát hành thành công gần 12.000 tỉ đồng trái phiếu riêng lẻ trong vòng chưa đầy 3 tháng.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2022, tính đến ngày 30.6.2022, tổng giá trị chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán của Techcombank đạt 97.227 tỉ đồng. Trong đó, trái phiếu do các tổ chức tín dụng khác là gần 25.435 tỉ đồng, chiếm hơn 26% tổng giá trị chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán; Chứng khoán Chính phủ ghi nhận 22.169 tỉ đồng, chiếm 22,8% và lượng trái phiếu doanh nghiệp tại Techcombank đạt 49.345 tỉ đồng, chiếm tới 50,7% tổng giá trị đầu tư. Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong vòng chưa đầy 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 7.2022, Techcombank đã hoàn tất phát hành 11 lô trái phiếu với tổng giá trị lên tới 11.950 tỉ đồng.
Thực tế trong những năm qua, Techcombank luôn là cái tên nổi bật nhất trong các mảng mua trái phiếu và mảng dàn xếp, tư vấn phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của Techcombank cho thấy, chỉ sau 4 năm, dòng tiền đổ vào trái phiếu tăng gần gấp đôi. Riêng quý 1/2022, dù hoạt động trái phiếu bị “siết” do bộc lộ quá nhiều rủi ro, Techcombank vẫn mạnh tay đầu tư cho trái phiếu.
Tại thời điểm hết quý I/2022, chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành vọt lên mức 76.583 tỉ đồng, chiếm 12,4% tổng tài sản Techcombank. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Techcombank theo dữ liệu tài chính cho thấy kể từ thời điểm 31.12.2021 cho đến 30.6.2022 giữ nguyên ở mức 35.585 tỉ đồng.
Chuyên gia cho rằng hoạt động này có thể gặp biến động tiêu cực trong ngắn hạn do hạn chế về nguồn vốn. Nếu giả định rằng chỉ 5% trong số các khoản vay này phải đối mặt với các thách thức về khả năng trả nợ thì 6.300 tỷ đồng (1,5% tổng tín dụng và 1,6 lần dự phòng) có nguy cơ trả nợ trễ hạn.
Dù Techcombank có vốn hóa đủ mạnh để hấp thụ các cú sốc ngoại sinh, tuy nhiên, lợi nhuận vẫn có thể bị ảnh hưởng do áp lực tăng trích lập dự phòng.
Rủi ro còn lại là các khoản cho vay mua nhà của Techcombank có thời gian ân hạn từ 2020-2022. Techcombank không còn cung cấp thông tin tổng hợp về các khoản cho vay mua nhà theo từng phân khúc khách hàng. Ngân hàng cũng không cung cấp tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà đang trong thời gian ân hạn.
Dựa trên số liệu được cung cấp tại thời điểm tháng 6 năm 2020, công ty chứng khoán cho rằng phần lớn khách hàng vay mua nhà vẫn là phân khúc khách hàng có thu nhập cao với thu nhập hộ gia đình hàng năm trên 1,3 tỷ đồng.
Đáng chú ý, số trái phiếu này từ nhiều năm trước đều không có tài sản đảm bảo
Kể từ năm 2016 tới nay, chưa khi nào thị phần giao dịch trái phiếu của CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) rời khỏi vị trí top 1 trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Dẫn đầu về thị phần, TCBS là một trong những công ty chứng khoán hưởng lợi lớn khi thị trường trái phiếu “bùng nổ”.
Năm 2021, có 382 doanh nghiệp phát hành trái phiếu, với tổng giá trị đạt gần 714.000 tỷ đồng (tăng 64% so với năm 2020). Trong đó, riêng TCBS đã tư vấn phát hành hơn 92.800 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 13% thị phần. Nếu loại trừ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được phát hành bởi các ngân hàng, “miếng bánh” thị phần của TCBS sẽ còn lớn hơn nữa, lên tới 19%.
Trong giai đoạn 5 năm, từ năm 2018 đến quý 1/2022, 2019 là năm duy nhất chỉ tiêu chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành giảm nhẹ từ 38.315 tỷ đồng xuống 30.396 tỷ đồng. Sau đó, tăng mạnh lên 46.529 tỷ đồng (năm 2020) và 62.609 tỷ đồng (năm 2021).
Tới quý 1/2022, bất chấp hoạt động trái phiếu bị “siết” do trước đó đã bộc lộ quá nhiều rủi ro, Techcombank vẫn mạnh tay đầu tư cho trái phiếu. Tại thời điểm cuối quý 1/2022, chỉ tiêu chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành vọt lên 76.583 tỷ đồng, chiếm 12,4% tổng tài sản Techcombank.
Như vậy, chỉ sau 4 năm, dòng tiền đổ vào trái phiếu của Techcombank tăng gần gấp đôi. Techcombank và đơn vị có liên quan thường xuyên có giao dịch trái phiếu. Trong 10 năm gần đây, Techcombank liên tục mua vào trái phiếu và các công ty con của một tập đoàn.
Còn trong quý 1/2022, Techcombank tiếp tục duy trì xu hướng này. Tại thời điểm cuối quý 1, giá trị trái phiếu Tập đoàn mà Techcombank nắm giữ là gần 407 tỷ đồng. Trong đó, có tới 1.503 tỷ đồng phát sinh tăng và 1.481 tỷ đồng phát sinh giảm trong kỳ.
Không chỉ có vậy, Techcombank còn nắm giữ trái phiếu trị giá 131 tỷ đồng tại Công ty TNHH Khai thác chế biến Khoáng sản Núi Pháo, trong đó phát sinh tăng trong kỳ là 1.522 tỷ đồng; nắm giữ trái phiếu trị giá 141 tỷ đồng tại Công ty cổ phần High-Tech Materials.
Khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng vay với thu nhập ở cận dưới của phân phúc giàu có thể phần nào bị ảnh hưởng từ cuối năm 2023, và do đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Techcombank.
Tổng Hợp