Năm 2016 , ngay khi mới nhậm chức, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã rốt ráo bắt tay vào câu chuyện ngân hàng 0 đồng. Để xử lý 3 ngân hàng mua lại bắt buộc (CBBank, OceanBank, GPBank) và Ngân hàng Đông Á, …Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã đi qua một thập kỷ nhưng chưa xử lý dứt điểm .
Trong một báo cáo mới đây, Chính phủ cho biết, đã triển khai nhiều giải pháp để xử lý 3 ngân hàng mua lại bắt buộc. Trong đó, số 2/3 ngân hàng mua lại bắt buộc là Ngân hàng Xây dựng (CBBank) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã có phương án xử lý, báo cáo cho biết.
Cụ thể, hai ngân hàng “0 đồng” CBBank và Oceanbank đã được Chính phủ lên phương án xử lý và khả năng được chuyển giao cho hai nhà băng lớn là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Dù lãnh đạo hai ngân hàng này chưa tiết lộ cụ thể ngân hàng nhận sáp nhập, tuy nhiên, kịch bản cũng đã dần được hé lộ.
Có rất nhiều đối tác, tổ chức nước ngoài ngỏ ý quan tâm đến ít nhất 2/3 ngân hàng 0 đồng này (bởi nhiều định chế tài chính lớn trên thế giới mong muốn sở hữu một phần ngân hàng Việt tại Việt Nam). Thậm chí, có đối tác từng cử nhân sự sang “cắm rễ” tại một nhà băng” để tiến đến mua đứt nhưng rốt cục, vẫn phải nói lời chia tay vì cơ chế xử lý quá nhiều vướng mắc Hàng loạt các biện pháp từng được NHNN đề xuất đưa ra trong quá khứ như tìm kiếm đối tác, đàm phán với các nhà đầu tư có nguyện vọng tham gia cơ cấu lại ngân hàng, đồng thời sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, tiết giảm chi phí, triển khai các hoạt động kinh doanh an toàn…
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xử lý cơ cấu ngân hàng yếu kém trong điều kiện bình thường là khó. “Thời gian vừa qua, NHNN đã chủ trì, có báo cáo trình các cấp có thẩm quyền về chủ trương tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém này. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tích cực phối hợp triển khai với mục tiêu đảm bảo an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng là trên hết, tạo sự yên tâm cho khách hàng”, bà Hồng nhấn mạnh.
Với Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Vietcombank đã tham gia hỗ trợ quản trị, điều hành và ký thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện với nhà băng này từ năm 2014. Tính đến cuối năm 2019, CBBank đang gánh khoản lỗ luỹ kế hơn 31.000 tỷ đồng. Tại đại hội cổ đông 2022, Chủ tịch Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết, Vietcombank có đủ khả năng đưa tổ chức tín dụng này trở lại hoạt động bình thường. Lộ trình cụ thể vẫn chưa được tính tới do còn phụ thuộc tình hình tài chính ngân hàng nhận chuyển giao, quy mô và mức độ các biện pháp hỗ trợ, diễn biến tình hình thị trường, dù vậy dự kiến thời gian xử lý sẽ là 8-10 năm.
Về hai ngân hàng còn lại, hiện GPBank từng ngỏ ý tìm đối tác lớn quan tâm và cũng từng có ngân hàng thương mại (NHTM) lớn bày tỏ mong muốn “đón” về, sau đó lại yên ắng. DongaBank thì vốn dĩ cồng kềnh bởi “cục nợ xấu” khá khủng, khiến câu chuyện sáp nhập dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. MB không thể trả lại “ngân hàng 0 đồng” cho Nhà nước nhưng có thể bán đi như một khoản đầu tư hoặc IPO chuyển thành ngân hàng cổ phần. Còn nếu tái cơ cấu thành công, ngân hàng đó có thể sáp nhập vào MB giúp quy mô tài sản của MB tăng lên, ông Thái nói. Lâu nay, khó khăn lớn nhất của OceanBank là phải xử lý các khoản nợ và lỗ lũy kế. Tính đến cuối năm 2019, nhà băng này đang gánh khoản lỗ lũy kế hơn 17.900 tỷ đồng. Tuy nhiên trong 4 năm gần đây, ngân hàng này đã liên tục giảm lỗ luỹ kế, năm 2021 cũng là năm lỗ thấp nhất (từ 2016 đến nay).
Ngày 8/6, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2021-2025. Phát biểu tại Quốc hội, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, đến nay, Chính phủ đã báo cáo và được Bộ Chính trị cho ý kiến về ngân hàng thương mại yếu kém. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, Chính phủ chỉ đạo NHNN khẩn trương xây dựng phương án cụ thể, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Tổng Hợp