Doanh nghiệp gặp khó khăn, thị trường chững lại, nhiều nhà đầu tư cũng đứng yên, thận trọng nghe ngóng, chờ thời. Các dự án bị lùi lịch ra hàng, các sàn giao dịch im ắng, nằm yên. Một thống kê cho thấy, có đến hàng ngàn sàn giao dịch tạm dừng giao dịch hoặc đóng cửa. Con số này đã cho thấy rõ nhất toàn cảnh thị trường giữa đại dịch.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tại Hà Nội, quý III/2020, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,24% so với quý II/2020.
Đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,03% so với quý II/2020. Những dự án có sản phẩm thuộc phân khúc bình dân thường nằm tại các vùng ven đang phát triển như Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông… tỷ lệ hấp thụ ở phân khúc này luôn duy trì ở mức rất cao đạt khoảng 70%.
Trong khi đó, tại TP.HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,35% so với quý II/2020. Đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,26% so với quý II/2020.
Do khan hiếm nguồn hàng trong bối cảnh lượng cầu rất cao, dẫn đến giá căn hộ tại Thành phố này tăng vọt và tỷ lệ hấp thụ luôn ở mức cao. Do đó, nhiều nhà đầu tư phải tìm đến đất nền nên tại các huyện ven đô. Tạo ra sự tăng giá mạnh cho đất đai tại một số huyện như: Bình Chánh, Gò Vấp, Củ Chi…
Dù chiếm tới hơn 70% – 80% nhu cầu nhưng nguồn cung nhà ở giá rẻ lại đang rất khan hiếm, thậm chí vắng bóng trên thị trường. Chính sách nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ làm tăng nguồn cung nhà giá rẻ cũng đang mắc cạn, mới chỉ đật hơn 40 % so với mục tiêu đề ra. Trong khi đó, giá nhà liên tục tăng trong các năm qua.
Theo nghiên cứu của DKRA, kể từ năm 2019, cơ hội mua được nhà của người trẻ càng thấp do hầu như thị trường không còn xuất hiện loại căn hộ giá trên dưới 1,1 – 1,5 tỷ đồng một căn. Cụ thể, trong 3 – 5 năm trở lại đây, giá căn hộ hạng C và hạng B từ mốc 16 – 21 triệu đồng mỗi m2 nay đã chạm ngưỡng 25 – 36 triệu đồng mỗi m2.
Dịch Covid-19 ập đến, thị trường bất động sản ít nhiều bị tác động, không ít người đã mong chờ giá nhà sẽ hạ. Tuy nhiên, cả trước, trong và sau dịch, giá nhà vẫn đang trên đà tăng.
Từ đầu năm đến nay, tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản đã tăng dần từ mức 0,264 tỷ USD trong quý 1 lên 0,586 tỷ USD vào quý 2 và bứt phá lên con số 2,35 tỷ USD ở quý 3.
Theo Bộ Xây dựng, mặc dù thị trường bất động sản chịu tác động kép do dịch bệnh COVID-19 bùng phát trong tháng 7 và chịu ảnh hưởng tâm lý khách hàng “né” tháng ngâu nhưng thị trường vẫn có phản ứng tích cực.
Điều này thể hiện qua số liệu về tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản tăng mạnh tới 4 lần so với quý 2/2020.
Đây chính là tín hiệu tốt cho việc bổ sung nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển lĩnh vực bất động sản nói riêng và đóng góp quan trọng đối với đầu tư phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam nói chung.
Bộ Xây dựng đánh giá, sau hai đợt dịch bệnh Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đã bắt đầu hoạt động trở lại. Các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển bất động sản đã bắt đầu mở bán các dự án, công bố kế hoạch kinh doanh thời kỳ sau đại dịch cùng với kế hoạch tuyển dụng lao động, tìm kiếm nhân sự phù hợp cho kế hoạch lâu dài.
Dự báo từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu và cả năm 2021, thị trường BĐS cả nước và TP.HCM sẽ tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng trở lại
Với bất động sản nghỉ dưỡng, nguồn cung mới có thể sẽ tăng, đạt mức 700 – 800 căn condotel, 600 – 800 căn biệt thự biển. Dự án đa phần tập trung ở Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc và Quảng Nam. Sức cầu chung toàn thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp và chưa có sự thay đổi đột biến trong ngắn hạn. Loại hình nhà phố/shophouse biển có thể hồi phục tích cực trong thời gian tới.
Dự báo từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu và cả năm 2021, thị trường BĐS cả nước và TP.HCM sẽ tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng trở lại, do có những tác động tích cực từ việc cả nước kiểm soát hiệu quả đại dịch CoViD-19 và Nhà nước đã có một số cơ chế chính sách mới.
Mặc dù thị trường vẫn còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp phát triển bất động sản đã có những giải pháp để tiếp cận khách hàng; thậm chí, thay đổi khu vực phát triển để đón đầu xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI, xu thế đô thị hóa ở một số địa phương ngoài các đô thị lớn.
Cũng theo Hiệp hội, mặc dù, thành phố Hồ Chí Minh vẫn hội tụ rất nhiều lợi thế để đầu tư kinh doanh bất động sản hiệu quả, nhưng do vướng mắc về quy trình thủ tục đầu tư xây dựng và môi trường kinh doanh (chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PAPI không nằm trong top 12), nên đã xuất hiện xu thế một số Tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản lớn rời Thành phố, chuyển hướng đầu tư về các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa cao, các tỉnh ven biển có tiềm năng phát triển du lịch và vùng thủ đô Hà Nội.
Dù lượng hàng mới được mở bán trong 10 tháng qua tại TP. Hồ Chí Minh hạn chế, trong khi đó nhu cầu sở hữu nhà, đất tại TP. Hồ Chí Minh rất cao, tuy nhiên mức tiêu thụ lại được các đơn vị nghiên cứu thị trường khẳng định giao dịch mua bán giảm mạnh so với năm 2019.