Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về không gian sống xanh và đầy đủ tiện ích của người dân ngày càng gia tăng, “nút thắt” hạ tầng giao thông được tháo gỡ… đã tạo sức bật mạnh mẽ cho các đại đô thị sinh thái vệ tinh.
Điểm sáng trên thị trường
Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế và mọi mặt đời sống, bao gồm hành vi tiêu dùng của khách hàng trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế và bất động sản (BĐS) nhận định giá sản phẩm không giảm, thậm chí có phân khúc giá còn tăng. Điển hình, dòng sản phẩm nhà ở sinh thái tại các khu đô thị vệ tinh được quy hoach bài bản của các doanh nghiệp doanh nghiệp có thực lực có tỷ lệ hấp thu sản phẩm luôn đạt mức 80 -100%.
Đại diện một sàn giao dịch tham gia phân phối sản phẩm dự án Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City cho biết, tính riêng sàn này mỗi ngày đều có vài chục lượt khách tìm hiểu, mong muốn tham quan và tìm kiếm cơ hội đầu tư nhà phố, biệt thự tại đô thị phía Đông TP.HCM này.
Thừa hưởng các lợi thế sinh thái tự nhiên trù phú của một vùng đất ba mặt giáp sông với quy mô lên đến gần 1.000 ha, dự án dành đến 70% diện tích cho cảnh quan xanh, hạ tầng giao thông và các tiện ích nội khu hiện đại như trường học, bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế, trung tâm thương mại, bến du thuyền 5 sao, khu thể thao đa năng, trung tâm phức hợp giải trí thể thao đa năng trong nhà…Bên cạnh đó, Aqua City còn đề cao việc ứng dụng các giải pháp công nghệ thông minh tiên tiến đáp ứng xu hướng sống xanh chất lượng của cư dân đô thị.
Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City thuộc Tập đoàn Novaland có quy mô gần 1.000ha, nằm tại tâm điểm kết nối giao thông liên vùng ở phía Đông TP.HCM
Theo các chuyên gia, không phải đến khi dịch bùng phát, bất động sản sinh thái mới phát huy ưu thế. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, nhu cầu về không gian sống xanh chất lượng, tốt cho sức khỏe tại các đô thị được quy hoạch đồng bộ sẽ ngày càng tăng.
Báo cáo mới nhất của CBRE Việt Nam cho thấy, hiện nay nhu cầu về tính năng bền vững và chăm sóc sức khỏe đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là không gian xanh sinh thái.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV cho hay, Covid-19 đang ảnh hưởng nhanh và mạnh đến hành vi, nhu cầu nhà ở của người dân, kể cả của chính quyền tại các khu đại đô thị.
“Các thị hiếu mới bắt đầu xuất hiện, đặt ra nhiều yêu cầu mới mẻ so với trước đây. Đó là người mua nhà mong muốn kiến trúc xanh hơn, an toàn hơn, lại không muốn những nơi quá đông người, nhà không quá cao tầng, xây dựng mật độ thấp để giãn cách.” TS Lực nhấn mạnh.
Đại đô thị sinh thái: Tiềm năng bứt phá mạnh mẽ
Tại hội thảo “Sức bật từ các đại đô thị”, các chuyên gia chỉ ra, tăng trưởng kinh tế cao, bình quân 6,5-7% liên tục trong 10 năm qua đã giúp nền kinh tế Việt Nam có được nền tảng vững chắc. Kinh tế Việt Nam dự báo có thể đạt mức tăng trưởng 6,5-7% giai đoạn 2021-2025 và có thể đạt 7-7,5% giai đoạn 2026-2030.
Tăng trưởng kinh tế giúp thu nhập bình quân đầu người được cải thiện. Thu nhập bình quân gia tăng cũng đẩy tiêu chuẩn về không gian sống được nâng lên theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đại, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của các đại đô thị hiện nay.
Aqua City được quy hoạch bài bản với chuỗi tiện ích nội khu hoàn chỉnh và đẳng cấp
Đại diện một doanh nghiệp địa ốc nhận định, những dự án đô thị lớn chính là lời giải của bài toán nhà ở cho người dân. Trong khi quỹ đất ở tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM đang dần thu hẹp, giá nhà tăng cao thì việc xuất hiện các đô thị lớn tại khu vực giáp ranh, vệ tinh sẽ là một giải pháp hiệu quả để người dân có thể sở hữu nhà ở. Trong đó, các khu vực như Đồng Nai, Long An… sẽ dần hình thành nên những trung tâm đô thị mới đầy tiềm năng và hấp dẫn trong xu thế giãn dân đô thị.
Cũng theo vị đại diện này, ngoài yếu tố đất đai, con người, các địa phương này còn có yếu tố hạ tầng kỹ thuật phù hợp. Đơn cử như Đồng Nai có sân bay Long Thành, cao tốc TP.HCM -Long Thành – Dầu giây, đường Vành đai 3… đủ sức hút người dân và nhà đầu tư.
Hạ tầng kết nối Vùng TP.HCM đang được đầu tư phát triển mạnh, tạo động lực cho các đại đô thị vệ tinh bứt phá
TS Lê Quốc Hùng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam, Bộ Xây dựng, cho biết, theo phê duyệt quy hoạch vùng TP.HCM đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050, vùng TP.HCM (gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang) là vùng đô thị lớn, động lực phát triển kinh tế hàng đầu của cả nước, là đầu mối giao thương quốc tế. Trong đó, TP.HCM là đô thị hạt nhân, trung tâm tri thức sáng tạo. Cực tăng trưởng phía Đông gồm: Thành phố Biên Hòa, Đô thị Long Thành, Đô thị Nhơn Trạch…
Cùng với sự tăng tưởng kinh tế, việc lập quy hoạch xây dựng vùng với sự đầu tư hạ tầng mạnh mẽ này được xem trợ lực để các đô sinh thái thị vệ tinh phát huy tiềm năng giá trị, phát triển bứt phá trong thời gian tới.