Sẽ có nhiều sự quan tâm hơn tới loại hình bất động sản nhà ở thấp tầng, với điều kiện giá vẫn trong tầm với. Trong khi đó, trên thực tế, với diễn biến sự tăng giá liên tục trong các năm qua của loại hình biệt thự liền kề, một thực trạng là “mặt trái” của loại hình này lại đang tồn tại chưa có hướng giải quyết.
Bất động sản vùng ven trên toàn cầu đang cho thấy nguồn cầu mạnh mẽ. Đây là phản ứng trực tiếp đối với sự bùng phát của dịch Covid khi có xu hướng rời xa các thành phố với mật độ dân cư cao cũng như tính thuận tiện của xu thế làm việc ở nhà mang lại.
Nguồn cung sơ cấp bất động sản liền thổ toàn TP HCM trong ba tháng qua chỉ ghi nhận 570 căn, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, nhà liền kề chiếm 49% thị phần, tập trung tại khu vực ngoại thành, thuộc các quận, huyện ven đô. Riêng rổ hàng mới trong quý đạt 300 căn từ một dự án mới ở quận 12 và bốn dự án mở bán thêm tại Thủ Đức, Gò Vấp và Tân Phú. Nguồn cung nhà phố thương mại tiếp tục khan hiếm. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, nguồn cung sơ cấp nhà phố, biệt thự chào bán ra thị trường chỉ đạt hơn 770 căn, thấp nhất trong 5 năm qua, giảm 44% theo năm. Cùng với rổ hàng ngày càng ít dần, lượng giao dịch nhà phố, biệt thự trong 6 tháng qua chỉ đạt khoảng 500 căn, giảm 51% theo năm. Đa phần hàng tồn kho ở phân khúc này chủ yếu là các căn nhà có giá trị trên 2 triệu USD hoặc sản phẩm trong các dự án quy mô nhỏ. Savills dự báo, đến năm 2023, thị trường nhà liền thổ dự kiến đạt 9.700 căn hoặc nền (nhà xây theo tiến độ). Thành phố Thủ Đức chiếm phần lớn với 32% thị phần, tiếp theo là Bình Chánh chiếm 24%. Giai đoạn 2021-2030, TP HCM dự kiến thành lập năm quận từ các huyện ngoại thành: Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ. Các địa phương có quỹ đất trống lớn là những huyện ven đô này sẽ trở thành tâm điểm phát triển bất động sản nhà ở trong thời gian tới.
Theo báo cáo mới nhất của JLL Việt Nam, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại khu vực miền Nam nên hầu hết nguồn cung nhà liền thổ mới được ghi nhận ở thời điểm tháng 4 và tháng 5, đạt 1.843 căn. Trong đó, nguồn cung mới ở Tp.HCM vẫn còn hạn chế với chỉ 173 căn được tung ra trong quý và chủ yếu đến từ các dự án nhà phố quy mô nhỏ ở Tân Phú và Quận 12. Trong khi đó, nguồn cung nhà phố, biệt thự tại Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận số lượng lớn hơn trong quý 2. Chuyên gia JLL cho biết, nhu cầu tìm kiếm nhà phố, biệt thự tại TP HCM và tỉnh lân cận ổn định, nhưng đã có dấu hiệu chậm lại do dịch bùng phát, tổng lượng nhà ở bán của toàn khu vực đạt 1.781 căn, giảm nhẹ 8,8% so với quý trước. Tương ứng với nguồn cung hạn chế, Tp.HCM chỉ ghi nhận 183 căn nhà giao dịch thành công. Về giá bán, trong quý 2/2021, giá bán sơ cấp trung bình của nhà liền thổ thị trường Tp.HCM và các tỉnh lân cận đạt 2.849 USD/m2 (tương đương 65,5 triệu đồng). Thị trường tiếp tục ghi nhận mức giá tăng mạnh, với mức tăng 15,9% theo năm và 7,9% theo quý. Mức tăng này chủ yếu đến từ các dự án quy mô lớn ở Tp.Thủ Đức, Đồng Nai và Long An, và những dự án nằm ở khu vực có mật độ đô thị hóa cao như ở Bình Dương. Nguyên nhân chính do quỹ đất hạn chế và sự gia nhập của các dự án tích hợp chất lượng cao ở các tỉnh vệ tinh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. JLL Việt Nam dự báo, giá bán sơ cấp trung bình của loại hình nhà liền thổ tại khu vực miền Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Tỷ lệ hấp thụ trong quý vừa qua ghi nhận mức cao nhất kể từ Q2/2019, với nhà liền kề và nhà phố thương mại chiếm 83% lượng giao dịch. 63% lượng mở bán mới đã được hấp thụ. Giá sơ cấp trung bình của biệt thự đạt 4.907 USD/m2, tăng 10% theo quý và 3% theo năm. Về mặt bằng giá bán, giá trung bình của nhà liền kề là 5.173 USD/m2, tăng 11% theo quý và 16% theo năm. Với nhà phố thương mại, giá trung bình khoảng 8.135 USD/m2, tăng 4% theo quý và 11% theo năm. Trong vòng 5 năm vừa qua, giá chào bán thứ cấp của biệt thự/nhà liền kề đã tăng khoảng 7% mỗi năm.
Báo cáo thị trường bất động sản liền thổ TP HCM 6 tháng đầu năm 2021 của Savills Việt Nam cho biết, dù quý II là thời điểm đợt dịch lần thứ tư bùng phát và diễn biến phức tạp, giá nhà phố biệt thự vẫn tăng vọt do nguồn cung khan hiếm. Tuy giá chào bán tăng, mảng tối của bức tranh toàn cảnh thị trường là thanh khoản thấp. Dữ liệu khảo sát của đơn vị này cho thấy, trong quý II, giá chào bán nhà phố, biệt thự trên thị trường thứ cấp ghi nhận từ các giỏ hàng cố định đã tăng trung bình 13% theo năm. Nhà liền thổ tại quận 7, thuộc khu Nam Sài Gòn, có mức tăng cao nhất với 20% theo năm trong khi các quận 9, Nhà Bè, quận 2, và Gò Vấp leo thang 13-19% so với cùng kỳ năm trước.
Từ đầu năm 2020, có một nghịch lý đang diễn ra trên thị trường Bất động sản Việt Nam, thậm chí là ở một số thị trường lớn trên thế giới, giá bất động sản tăng nhanh, bất chấp đại dịch Covid-19, bất chấp nền kinh tế thế giới tăng trưởng âm và mất việc làm diễn ra trên diện rộng. Điều gì đã xảy ra khi các nền kinh tế tạo ra ít giá trị hơn, các cá nhân kiếm được ít tiền hơn, các mặt bằng thuê đều trống vắng khách thuê, nhưng giá bất động sản lại tăng nhanh như vậy.
Cương Nguyễn