Việc Mobile Money ra đời đang khiến các doanh nghiệp (DN) chuyên về ví điện tử, đặc biệt là các ví điện tử nhỏ, lo ngại sẽ khó cạnh tranh lại với 2 ông lớn trong ngành viễn thông với lượng khách hàng lớn và độ bao phủ rộng. Bởi việc sử dụng Mobile Money quá đơn giản so với ví điện tử và các kênh thanh toán không tiền mặt khác.
Mobile Money có chức năng “tạo tiền”, liệu các nhà mạng có thể tận dụng chức năng này để cho phép khách hàng được sử dụng nhiều hơn khoản tiền trong tài khoản? Vì vậy, để tránh rủi ro cho nền kinh tế, cho hệ thống tiền tệ, Chính phủ và NHNN phải kiểm soát, chỉ cho phép người dân bỏ tiền vào tài khoản Mobile Money và dùng đúng khoản tiền này để thanh toán. Không cho phép các nhà mạng tự ý tạo tiền.
Với Mobile money, chỉ cần có số điện thoại di động đã được xác thực thông tin người dùng, chủ thuê bao có thể thanh toán hầu hết các dịch vụ (tiền điện, tiền nước, viện phí, học phí…) có liên kết với nhà mạng mà không cần có tài khoản ngân hàng. Người dân sẽ được tiết kiệm cả thời gian, chi phí đi lại, nhất là đối tượng khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, khi thực hiện thanh toán tiền điện, nước hoặc có thể chuyển tiền có giá trị nhỏ ở mọi lúc mọi nơi.
Mobile Money không phải là một dịch vụ thanh toán mới, một đồng trong Mobile Money tương ứng với một đồng trong tài khoản bảo đảm của nhà cung cấp mở tại NH. Do đó, không có chuyện phát hành thêm tiền tệ ở đây, mà chủ yếu chỉ là phương tiện thanh toán. Quyết định thí điểm Mobile Money, khi nạp 1 đồng vào tài khoản Mobile Money, DN cung ứng dịch vụ này cũng phải gửi 1 đồng tương ứng vào tài khoản bảo đảm tại các NH. Chẳng hạn, người dùng nạp 10 triệu đồng vào tài khoản Mobile Money, nhà mạng cũng phải nộp 10 triệu đồng đó vào tài khoản NH.
Với Mobile Money, nhóm khách hàng không có tài khoản NH vẫn có thể sử dụng thuê bao của VinaPhone như để nạp, rút, chuyển tiền và thanh toán các dịch vụ… Để khuyến khích người dùng sử dụng dịch vụ mới, trong thời gian đầu, VinaPhone sẽ miễn phí việc nạp, rút, chuyển tiền và thanh toán qua Mobile Money. Tổng các hạn mức giao dịch, thanh toán của chủ tài khoản Mobile Money không quá 10 triệu đồng/tháng.
Ngày 29-11, số liệu của VNPT cho thấy sơ bộ sau 3 ngày triển khai Mobile Money, đã có hơn 10.000 thuê bao đăng ký tài khoản sử dụng dịch vụ này, phản ánh tín hiệu tích cực ban đầu từ kênh thanh toán không tiền mặt mới. Tương tự, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone cũng được chấp thuận triển khai thí điểm Mobile Money. Trong giai đoạn đầu, MobiFone cho biết sẽ triển khai cung cấp dịch vụ trên hệ thống hơn 600 cửa hàng, điểm giao dịch của MobiFone trên toàn quốc. Sau đó sẽ mở rộng ra toàn bộ hệ thống hơn 10.000 điểm giao dịch thông qua các đối tác, đại lý.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, giao dịch thanh toán qua điện tử liên ngân hàng tăng 41,4% về giá trị và qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 99% về số lượng và 139,8% về giá trị trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Thống kê cũng cho thấy, thanh toán trên thiết bị di động tại Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng năm, 90% về số lượng và 150% về giá trị, nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch thực hiện trên kênh số.
Chỉ từ tháng 3/2021 đến nay đã có thêm hơn 1,8 triệu tài khoản thanh toán được mở trực tuyến theo phương thức mới eKYC trong số hơn 100 triệu tài khoản thanh toán đang hoạt động tại Việt Nam. Còn theo khảo sát gần đây của hãng tư vấn McKinsey, người dùng VN được đánh giá có mức độ chấp nhận ngân hàng số, thanh toán số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực, tăng 41 điểm phần trăm và đạt 82% trong năm 2021.
Các ngân hàng và trung gian thanh toán khác không ngừng đua nhau ứng dụng các công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm giúp người dân ngày càng ưa chuộng giao dịch thanh toán điện tử hơn. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có quyết định chấp thuận cấp phép thử nghiệm Mobile Money cho hai nhà mạng lớn tại Việt Nam là VNPT và MobiFone, đưa Việt Nam chính thức trở thành quốc gia có nền tảng thanh toán Mobile Money.
Sự tham gia ngày càng nhiều của ngân hàng, các công ty công nghệ và đến nay là các nhà mạng di động làm nóng thị trường thanh toán. Rõ ràng, sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi, nhưng sự xuất hiện của những hình thức thanh toán hiện đại sẽ khiến ngành ngân hàng phải thay đổi.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)