Thủ Thiêm chỉ là vùng đất trống trải, bao phủ với cây trần và hồ nước. Nơi đây suốt nhiều năm là kế sinh nhai của biết bao người dân chài chăm chỉ, cần cù. Thật khó để tưởng tượng, vùng đất 657ha này vẫn vẹn nguyện sự sơ khai, đối lập với phía bên kia bờ sông Sài Gòn là quận 1 phồn hoa đô hội.
Các dự án hạ tầng nói trên là cơ sở để để kết nối bán đảo Thủ Thiêm với quận 1, qua đó giúp KĐT Thủ Thiêm có thể kế thừa sự năng động kinh tế của TP.HCM. Đây cũng là một phần nguyên nhân lý giải sức hút của KĐT Thủ Thiêm với dòng vốn tư nhân trong lĩnh vực bất động sản.
Ngoài các công trình trên, quy hoạch KĐT Thủ Thiêm mới còn bao gồm: Cầu Thủ Thiêm 3 nối quận 4 và Cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7 và cầu đi bộ qua bến Bạch Đằng – quận 1 (tổng kinh phí hơn 5.300 tỷ đồng).
Đơn cử, có thể kể đến dự án Hầm Thủ Thiêm có vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng ngày 21/11/2011, chiều dài 1,49 km kết nối quận 1 và quận 2. Ngoài ra, đó là dự án Cầu Thủ Thiêm 1 với vốn 1.099,6 tỷ, và đã hoàn thành cuối năm 2007; Dự án Cầu Thủ Thiêm 2 có tổng mức đầu tư là 3.082 tỷ đồng. Hiện tại, dự án này đang gặp khó vì vướng giải tỏa mặt bằng ở Nhà máy Ba Son quận 1.
Men theo sự đô thị hóa, hiện đại hóa của TP.HCM, Thủ Thiêm đã có những manh nha đổi thay. Bắt đầu từ tờ trình ngày 17/5/1996 của UBND TP.HCM xin phê duyệt quy hoạch xây dựng 1/5.000, chức năng của Thủ Thiêm trở thành là trung tâm giao dịch, thương mại, tài chính, dịch vụ, văn hóa, du lịch, là đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế…. Trải qua hơn 24 năm, từ vùng đất hoang vu, tĩnh lặng, những công trình đã và đang được xây dựng trên Thủ Thiêm, hứa hẹn biến nơi đây trở thành một khu đô thị đẳng cấp quốc tế trong tương lai.
Bên cạnh đó, phải kể đến 4 tuyến đường, dự án có tổng chiều dài 11,9 km, số tiền đầu tư là 8.200 tỷ trong dự án BT do Đại Quang Minh thực hiện. Trong đó, tuyến lớn nhất ký hiệu R1 (Đại lộ Vòng cung) với chiều dài 3,4 km, có mặt cắt ngang 55 m, 6 làn xe; đường R2 (đường Ven hồ trung tâm) dài 3 km, mặt cắt ngang 29,2 m; đường R3 (tuyến đường ven sông Sài Gòn) dài 3 km, mặt cắt ngang 28,1 m; Đường R4 (đường Vùng châu thổ) dài 2,5 km, mặt cắt ngang 11,6 m.
Trải qua hơn 2 thập kỷ, KĐT mới Thủ Thiệm vừa mang trong mình những kỳ vọng trở thành khu đô thị hiện đại, vừa mang nhiều bộn bề, dang dở. Đó là những sai phạm gắn với trách nhiệm lãnh đạo TP.HCM qua suốt 5 nhiệm kỳ.
Điều này vô hình chung đã dẫn đến tiến độ tất cả những công việc liên quan đến quy hoạch và các dự án đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm gần như đình trệ để phục vụ công tác thanh tra, một số dự án đầu tư nước ngoài được kỳ vọng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng bị yêu cầu phải tạm dừng để xem xét lại quy trình chọn nhà đầu tư.
Cùng với đó, tại một số khu vực còn khiếu nại, nội dung đối thoại với người dân của 5 khu phố thuộc 3 phường ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã xong, công tác chuẩn bị đối thoại đã sẵn sàng. Theo chỉ đạo của lãnh đạo TP.HCM, các vấn đề liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được tập trung giải quyết.
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa có báo cáo về công tác kiểm toán năm 2020 gửi đến Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Tại báo cáo này, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc đã chỉ ra những bất cập trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư một số dự án BT thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Là một bán đảo có diện tích 657 hecta, được bao bọc bởi sông Sài Gòn, kết nối dễ dàng với Q1, Q4, Q7 và Quận Bình Thạnh bởi 5 cây cầu duyên dáng và tráng lệ, bán đảo Thủ Thiêm vốn là một hòn ngọc nhỏ trong lòng hòn ngọc lớn: Ngọc Viễn Đông.