Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang bị đình trệ do thiếu minh bạch, thiếu biện pháp giám sát hữu hiệu và do cơ quan chức năng thanh tra, chỉnh sửa pháp lý. Trái phiếu đình trệ có thể khiến bất động sản đóng băng…
Sau vi phạm về phát hành trái phiếu của một số công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, hàng loạt yếu kém của thị trường trái phiếu dần bộc lộ. Gần đây nhất, Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Chính phủ liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Theo báo cáo này, 20 doanh nghiệp bất động sản vay nợ TPDN nhiều nhất trong năm 2021 với tổng số tiền lên đến hơn 100.000 tỷ đồng, lãi vay TPDN của các doanh nghiệp này từ 8%/năm đến 12,9%/năm.
Theo Bộ Tài chính, để chào mời TPDN riêng lẻ cho nhà đầu tư cá nhân, nhiều công ty chứng khoán đã “lách luật” để “hô biến” nhiều nhà đầu tư cá nhân thiếu kinh nghiệm trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bằng hợp đồng mua kỳ hạn trái phiếu chính phủ hoặc chứng khoán niêm yết trong thời gian 2-4 ngày. Tư vấn cho nhà đầu tư cá nhân không trực tiếp đứng tên mua TPDN riêng lẻ mà ký hợp đồng dân sự với công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đứng ra mua hộ.
Trong số 358 doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ trong năm 2021, có tới 57 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trước khi phát hành, 45 doanh nghiệp có nợ vay lớn hơn 10 lần vốn chủ sở hữu, và 10 doanh nghiệp có nợ vay lớn hơn 5 lần vốn chủ sở hữu.
Ngoài tác động tới thị trường BĐS, trái phiếu DN bị đình trệ có thể tác động toàn bộ thị trường tài chính nói chung (gồm cả ngân hàng và chứng khoán). Điều này đã xảy ra nhiều lần trên thế giới và ở Việt Nam.
Theo ông Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia tại Diễn đàn kinh tế và doanh nghiệp 2022 với chủ đề “thích ứng và tự chủ” diễn ra chiều ngày 4/6.
Theo ông Nghĩa, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang bị đình trệ do thiếu minh bạch, thiếu biện pháp giám sát hữu hiệu và do cơ quan chức năng thanh tra, chỉnh sửa pháp lý. “Thị trường trái phiếu đình trệ khiến DN không thể phát hành mới để tiếp tục dự án, không thể đảo nợ để hoàn trả nợ cũ; ít dự án mới. Doanh nghiệp không có nguồn lực tài chính để phát triển dự án. Thực tế này khiến đầu cơ thứ cấp gia tăng và đẩy giá Bất động sản gắn với đất tăng mạnh”, ông Nghĩa nhận định.
Trong ngắn hạn, để lành mạnh thị trường trái phiếu, ông Nghĩa kiến nghị, cần nâng cao tính minh bạch và tự chịu trách nhiệm của DN. Cơ quan chức năng tăng cường biện pháp giám sát từ xa, dựa trên tiêu chí như báo cáo tài chính trung thực. Giám sát thường xuyên tránh để rơi vào tình trạng rất xấu rồi mới xử lý, thanh tra hàng loạt gây sốc lớn cho thị trường.
Bộ Tài chính vừa công bố danh sách 20 doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) với tổng số nợ vay hơn 100.000 tỷ đồng, lãi vay TPDN của các doanh nghiệp này từ 8%/năm đến 12,9%/năm. Đáng chú ý, trong nhóm doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu về nợ vay TPDN trong năm vừa qua, có nhiều “ông lớn” như: Công ty CP đầu tư và xây dựng Vạn Trường Phát, Công ty CP Osaka Garden, Công ty TNHH kinh doanh bất động sản Mediterranena Revival Villas…. Nhóm 5 doanh nghiệp này trong năm 2021 đã huy động gần 7.000 tỉ đồng nợ vay TPDN để làm dự án bất động sản.
Tiếp theo là các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu lớn khác như: Công ty CP đầu tư Golden Hill (gần 5.800 tỷ đồng), Công ty CP đầu tư Tân Thành Long An (5.000 tỷ đồng), Công ty CP thương mại – quảng cáo – xây dựng – địa ốc Việt Hân (4.000 tỷ đồng); Công ty cổ phần Hoàng Phú Vương; Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đô thị Minh Tân; Công ty TNHH đầu tư Big Gain; Tổng công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng; Công ty cổ phần Tập đoàn R&H; Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Residence…Doanh nghiệp phát hành TPDN vay vốn ít nhất trong nhóm 20 doanh nghiệp là Công ty CP vui chơi giải trí tổng hợp Tam Giang, huy động khoảng 2.736 tỷ đồng, với lãi suất 10%/năm, trong khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này chỉ khoảng 639 tỷ đồng.
Trong số 358 doanh nghiệp phát hành TPDN riêng lẻ trong năm 2021, có tới 57 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trước khi phát hành, 45 doanh nghiệp có nợ vay lớn hơn 10 lần vốn chủ sở hữu, và 10 doanh nghiệp có nợ vay lớn hơn 5 lần vốn chủ sở hữu.
Có tình trạng doanh nghiệp này phát hành TPDN để góp vốn, mua cổ phần, mua trái phiếu của doanh nghiệp khác, lấy tiền cho doanh nghiệp khác vay, hoặc phát hành TPDN để chuyển vốn “lòng vòng” nhằm lách quy định về giới hạn cho vay/đầu tư TPDN của các ngân hàng với một khách hàng, nhóm khách hàng.
Một số doanh nghiệp như Công ty CP tập đoàn APEC Group, Công ty CP tập đoàn Vset Group chào bán công khai do chính doanh nghiệp phát hành. Hoặc giao cho doanh nghiệp có liên quan chào bán TPDN như trường hợp Công ty TNHH Ngôi Sao Việt, Công ty CP Cung điện mùa đông phát hành trái phiếu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Tổng Hợp