Dòng tiền chuyển động, chu kỳ chuyển động cụ thể theo từng kênh có sự dài ngắn khác nhau. Nhiều nhà đầu tư,đầu cơ đã theo dõi, đúc kết sự chuyển động của dòng tiền từ các chu kỳ này để đón lõng đầu tư,đầu cơ kéo theo sự chuyển động của dòng tiền.
Trong cơ chế thị trường, sự chuyển động của dòng tiền là tất yếu và có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, trong đó chủ yếu là lạm phát (giá tiêu dùng) và sự nóng/lạnh trên các kênh đầu tư, như bất động sản, chứng khoán…Tốc độ tăng tín dụng liên tục cao hơn tốc độ tăng GDP, với hệ số khá cao như trên, nên dư nợ tín dụng/GDP giá thực tế liên tục tăng lên. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm cho tốc độ tăng GDP sau 3 năm xuống dưới mốc 6% từ 2015 đã vượt qua mốc 6%, đặc biệt trong 2 năm (2018, 2019) đã vượt qua mốc 7%, năm 2020 tuy tăng 2,91%, nhưng nằm trong số 10 nước đạt tăng trưởng dương (trong khi toàn cầu giảm 3,5%, các nền kinh tế phát triển giảm 4,9%, khu vực EURO giảm 7,2%, ASEAN giảm 3,7%…).
Theo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng dư nợ tín dụng so với cuối năm trước đạt 2,93%, cao hơn tốc độ tăng tương ứng của cùng kỳ 2020 (1,31%), cao hơn tốc độ tăng bình quân tương ứng của 7 năm tính từ 2015 (2,78%). Theo đó, dư nợ tín dụng cuối quý 1/2021 đạt 9,46 triệu tỷ đồng, so với quy mô GDP năm 2020 (gần 6,3 triệu tỷ đồng), thì tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP đã lên đến trên 150%. Đó là tỷ lệ rất cao và đó là yếu tố tiềm ẩn của lạm phát.
Tổng phương tiện thanh toán liên tục tăng lên: Năm 2020 so với năm 2012 đã cao hơn gấp gần 3,3 lần, bình quân một năm tăng gần 18,5%. Đây là tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng tương ứng của dư nợ tín dụng (trên 2,6 lần và 14,9%/năm). Do có tốc độ tăng cao hơn, nên quy mô tuyệt đối của tổng phương tiện thanh toán cao hơn dư nợ tín dụng (2012 là 3,70 triệu tỷ so với 3,49 triệu tỷ, 2015 là 5,57 triệu tỷ so với 6,02 triệu tỷ, 2020 là 9,24 triệu tỷ so với 12,11 triệu tỷ, cuối tháng 2/2021 là 12,23 tỷ so với 9,46 tỷ). Đây là yếu tố tiềm ẩn của lạm phát và cảnh báo về sự cao lên của lạm phát trong thời gian tới.
Một sự chuyển dịch dòng tiền đáng quan tâm là so sánh giữa tốc độ tăng dư nợ tín dụng và tốc độ tăng tiền gửi. Trong một số năm trước, với mức lãi suất tiền gửi cao hơn tốc độ tăng giá (tức là có lãi suất thực dương), nên tốc độ tăng tiền gửi cao hơn tốc độ tăng dư nợ tín dụng. Điều đó sẽ dẫn đến tiền từ lưu thông vào ngân hàng tăng cao hơn tiền từ ngân hàng ra lưu thông, làm xuất hiện trạng thái có nơi, có lúc ngân hàng thừa tiền, giảm áp lực đối với lạm phát. Đầu tư vào giai đoạn trước khi bong bóng hình thành, trong khi nhu cầu vốn đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh để thực hiện mục tiêu chung rất lớn. Lượng vốn đầu tư phát triển theo yêu cầu/GDP thường khoảng trên 33%, nhưng trong quý I/2021 chỉ đạt 26,5% GDP, thấp nhất trong nhiều năm.
Người dân không chỉ đưa lượng vốn hiện có vào thị trường này, mà còn rút tiết kiệm đang gửi ngân hàng, còn vay ngân hàng không chỉ với danh nghĩa đầu tư cho bất động sản, mà cả với danh nghĩa phục vụ đời sống. Ở giai đoạn khi giá bất động vượt qua đỉnh sang dốc bên kia bong bóng vỡ thì hệ lụy, rủi ro rất khó lường.
Nhật Hạ