Song hành với “nguy luôn có cơ”, giai đoạn này có thể là cơ hội cho một số doanh nghiệp bất động sản mới nổi khi nhiều doanh nghiệp tên tuổi khác chìm xuống.
Nhằm thu hút nguồn tiền từ người mua và đẩy nhanh thanh khoản dự án, không ít doanh nghiệp phải tung ra nhiều mức chiết khấu hấp dẫn. Đó là một hình thức giảm giá bán, nhưng với điều kiện người mua phải trả cùng lúc gần hết tiền.
Đại diện Công ty Cushman&Wakefield chia sẻ rằng có những doanh nghiệp mới tham gia thị trường lại áp dụng chiến lược bảo thủ hơn, đó là nhấn “nút tạm ngừng” đầu tư để tái cấu trúc. Các khoản đầu tư lớn mới sẽ bị dừng trong thời gian này, ngoại trừ giao dịch đang triển khai. Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư khi không đủ khả năng tự triển khai, đang có dự án dở dang, thì tìm cách bán trao tay dự án, hoặc chấp nhận chuyển nhượng cổ phần cho một số chủ đầu tư khác tiềm lực hơn.
Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cũng góp ý, phải khẩn trương xây dựng giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn, có chính sách thúc đẩy hình thành các kênh dẫn như: quỹ đầu tư, tín thác, quỹ mua nhà ở cho người lao động… khơi thông nguồn vốn cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản, giúp dự án được triển khai liền mạch, giảm sức ép lên thị trường, đưa mức giá bất động sản nhà ở xuống mức dễ chịu hơn với những hộ gia đình có nhu cầu thực. Nhất là tạo điều kiện hoãn nợ, hỗ trợ vay ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở bình dân, nhà ở xã hội cho công nhân, người có thu nhập thấp.
Đối với vấn đề này, Giám đốc cấp cao Savill Việt Nam Sử Ngọc Khương bổ sung: “Các chủ đầu tư có thể xem xét thêm nguồn vốn từ FDI, hoặc các đối tác liên doanh để giải quyết bài toán khó khăn về tài chính. Theo tình hình hiện nay, dự báo năm 2023, thị trường chuyển biến khá thận trọng. Phân khúc nhà ở duy trì mức thanh khoản ổn, tuy nhiên nguồn cung hạn chế và vắng bóng sản phẩm vừa túi tiền người tiêu dùng cũng làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Những phân khúc như bất động sản công nghiệp, văn phòng vẫn hoạt động tốt, các doanh nghiệp tiếp tục có nhu cầu mở rộng”.
Ông Khương đánh giá bất động sản có tính chu kỳ, khi hết chu kỳ đi xuống sẽ bắt đầu phục hồi và đi lên. Nếu qua được chu kỳ như thế thì sau đó là hái quả ngọt. Vì bản chất của bất động sản mặc dù có giảm nhưng rồi lại lên. Không chỉ Việt Nam mà bất động sản thế giới cũng như thế. Để thị trường hồi phục phải cần một quãng thời gian đủ lớn.
Bàn về giải pháp “rã băng”, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu nêu quan điểm, ngoài sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp địa ốc, Nhà nước cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Đặc biệt là hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 cùng một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
Ngoài ra, nên xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách “cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi” để các ngân hàng thương mại cho người mua nhà để ở, người mua căn nhà đầu tiên được vay với lãi suất hợp lý, để mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có mức giá đề xuất không quá 1,8 tỷ đồng/căn (tương tự như cơ chế của gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ), bởi lẽ nhiều năm qua, hầu hết người mua nhà ở xã hội đã phải vay với lãi suất thương mại 9-10%/năm.
Tuy nhiên ở một góc nhìn khác, có ý kiến cho rằng cắt giảm chi phí, tinh giảm bộ máy mặc dù được nhiều doanh nghiệp thực hiện, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, còn trong dài hạn doanh nghiệp cần nghĩ đến những giải pháp dài lâu. Song hành với “nguy luôn có cơ”, giai đoạn này có thể là cơ hội cho một số doanh nghiệp mới nổi khi nhiều doanh nghiệp tên tuổi khác chìm xuống. Tuy nhiên để nắm bắt cơ hội, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được chiến lược phát triển cụ thể, hiểu rõ chu kỳ lên xuống của thị trường.
Trong khi các doanh nghiệp khác lại chọn cách nghe ngóng thị trường hoặc chủ đầu tư lùi lịch mở bán hoặc cho nhân viên nghỉ Tết sớm vì không có dự án để bán, bán không được hàng.
Giai đoạn này, người mua có nhiều băn khoăn trước khi quyết định xuống tiền. Tuy vậy, nhu cầu về BĐS còn khá lớn. Đặc biệt, ở các dự án căn hộ giá vừa túi tiền tại Tp.HCM và vùng phụ cận, mức độ quan tâm của người mua khá ổn định.
Mới đây, một dự án căn hộ tại Q.Bình Tân (Tp.HCM) vẫn đón lượng khách hàng đến tham quan căn hộ mẫu khá nhộn nhịp vào dịp cuối tuần. Tuy chưa rõ việc chốt giao dịch ra sao nhưng trong bối cảnh thị trường BĐS tưởng chừng “bất động”, hình ảnh này cho thấy, nhu cầu về chốn an cư vẫn hiện hữu trên thị trường.
Hay, tại một dự án toạ lạc P.An Bình, Dĩ An (Bình Dương), lượng khách đến tìm hiểu căn hộ cũng khá đông đúc. Bên cạnh hoạt động chuyển nhượng căn hộ thứ cấp diễn ra ổn định thì khách xem nhà mẫu căn hộ sắp chào bán của chủ đầu tư này cũng đáng kể. Trong đó, bộ phận môi giới doanh nghiệp vẫn hoạt động “hết công suất” trong bối cảnh thị trường khó khăn.
Động thái một số doanh nghiệp địa ốc vẫn bung hàng cận Tết, giữa lúc thị trường im ắng giao dịch, theo chia sẻ của những người trong cuộc đó là hành động “lấy đà” cho thị trường BĐS năm 2023. Đồng thời, một số doanh nghiệp có nguồn hàng quyết định chào bán giai ở đoạn này cũng là cách họ giữ chân nhân sự.
Tổng Hợp
(VnE, Dân Trí, Nhịp Sống Thị Trường)