Trước đây, shophouse (nhà phố thương mại) được xem là sản phẩm kiếm nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Với lợi thế là vừa để ở, vừa có thể kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng. Nhưng hiện tại, Shophouse ế ẩm giảm giá cũng không được gì…
Việc shophouse cho thuê cũng không được, bán cũng không xong đang khiến nhiều nhà đầu tư đau đầu. khoảng 5 năm trở lại đây, các căn shophouse hạng sang bắt đầu xuất hiện ở các dự án khu đô thị quy mô lớn tại TP.HCM, chia làm 2 nhóm sản phẩm. Thứ nhất là nhà phố thương mại, gắn liền với đất, sở hữu lâu dài. Thứ hai là shophouse khối đế của các tòa nhà, sở hữu có thời hạn (chủ yếu là 50 năm).
Phân khúc này thu hút rất tốt dòng tiền của giới đầu tư. Với lợi thế vừa để ở, vừa kinh doanh, shophouse nhanh chóng trở thành sản phẩm được nhiều nhà đầu tư săn lùng. Vì thế, giá bán của chủ đầu tư vốn đã cao ngất ngưởng, nhưng giá thứ cấp vẫn không ngừng tăng. Tuy nhiên, dù giá tăng “phi mã” thì dòng sản phẩm này vẫn thuộc dạng mua rồi để đó. Theo giới phân tích thị trường thì việc kinh doanh ế ẩm hay shophouse bị bỏ trống do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung, do thói quen mua sắm của người dân hiện vẫn còn chưa thay đổi.
Các nhà đầu tư khi muốn đầu tư shophouse phải có dòng tiền nhàn rỗi nếu không sẽ “vỡ mộng”. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Thậm chí hiện nay có nhiều đơn vị và chủ shophouse phải giảm giá tới đáy nhưng cũng chưa chắc đã có khách thuê. Ghi nhận thực tế tại khu vực quận 7, Bình Thạnh, TP. Thủ Đức… hàng loạt shophouse để trống, treo biển cho thuê và ngay cả khi giảm giá cũng ‘kén’ khách thuê bởi trải qua nhiều đợt dịch họ đang dần kiệt quệ tài chính. Tại TP. Thủ Đức, shophouse dọc theo trục đường Nguyễn Cơ Thạch phổ biến 75-80 tỷ đồng một căn, giá chào thuê từ 130-140 triệu đồng/tháng có cam kết giảm giá, trợ giá thuê mùa dịch nhưng không ai thuê. Dãy shophouse ở dọc đường Đồng Văn Cống đang có giá bán từ 27-35 tỷ đồng/căn, giá thuê 30-58 triệu đồng/tháng cũng chỉ lác đác có vài căn đang hoạt động còn lại bỏ trống hàng loạt.
Đầu tháng 12 cho thấy, thị trường cho thuê shophouse trong các dự án đang có chung số phận vắng khách thuê như nhà phố mặt tiền nội đô TP HCM. Tại khu Thủ Thiêm, nhà phố dọc theo trục đường Nguyễn Cơ Thạch tuy có giá vài triệu USD, phổ biến 75-80 tỷ đồng một căn hiện khó cho thuê dù giá thuê 130-140 triệu đồng một tháng có cam kết giảm giá, trợ giá thuê mùa dịch. Các căn shophouse nhà phố thương mại dọc theo trục đường Đồng Văn Cống giá bán 27-35 tỷ đồng một căn, giá thuê 30-58 triệu đồng một tháng (tùy mức trang bị nội thất), cũng bỏ trống hàng loạt. Cả dãy shophouse nối dài chỉ lác đác một vài căn được khai thác, còn lại lâm cảnh đìu hiu. Cách đó vài km, những căn shophouse khu Cát Lái giá chào bán cả chục tỷ đồng một căn, giá thuê dao động 18-20 triệu đồng một tháng, song không ai thuê.
Tương tự là trong khu cảng Cát Lái, hàng loạt căn shophouse bị bỏ trống, biển cho thuê giăng đầy, giá chào bán cả chục tỷ đồng một căn, giá thuê dao động 18-20 triệu đồng/tháng, nhưng không ai thèm ngó đến. Trên trục Phạm Văn Đồng, shophouse có giá chào thuê 42-45 triệu đồng/tháng, ghi nhận nhiều mặt bằng giảm giá chào thuê để kích cầu thị trường nhưng cũng không mấy khả quan. Tại khu vực quận 7 cũng chung tình cảnh ế ẩm. Dọc đường Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu thọ bỏ trống trong nhiều năm Năm 2015, chị Thùy Linh, (quận 7) mua một căn shophouse tại dự án trên đường Nguyễn Hữu Thọ với giá hơn 3 tỷ đồng để cho thuê lại. Ban đầu còn có khách thuê và trả 20 triệu đồng/tháng. Nhưng từ đợt dịch COVID-19 kéo dài, khách thuê trả mặt bằng và đang “đắp chiếu” nhiều tháng qua.
Ế khách thuê, các gói chào đều để mở khả năng đàm phán giá thấp hơn niêm yết, thị trường shophouse có xu hướng bị giảm hiệu suất khai thác xuống mức dưới 2% giá vốn. Chỉ một số ít khu vực sầm uất hơn hiệu suất khai thác shophouse, đạt 3% trên tổng giá trị tài sản. Tuy nhiên, nghịch lý đang xảy ra ở thị trường shophouse là ế khách thuê nhưng vẫn hút khách mua, giá thuê trên đà giảm song giá bán vẫn neo cao, thậm chí tăng lên.
Tính tới thời điểm hiện tại, mặt bằng nhà phố thương mại đã đóng cửa nhiều, các trung tâm thương mại phải chấp nhận câu chuyện giảm giá thuê, shophouse ở khu vực trung tâm và các trục đường chính cũng đối mặt với tình trạng đóng cửa hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh. Giá thuê mặt bằng tiếp tục được điều chỉnh. Tại một số tuyến đường trên địa bàn TP.HCM như Võ Thị Sáu (quận 3); Thủ Khoa Huân, Lý Tự Trọng, Hai Bà Trưng (quận 1); Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh)… cho thấy, chi chít biển mời gọi cho thuê đủ các loại mặt bằng. Nhiều nhà cho thuê ở mặt tiền đường, khu vực trung tâm từ 1-3 lầu, thích hợp mở quán cà phê, quán cơm văn phòng hoặc làm văn phòng cho thuê… cũng trong tình trạnh “ế ẩm”.
Với tình hình kinh doanh hiện nay của các hãng bán lẻ, việc tồn đọng vốn do chi trả cho thuê mặt bằng quá dài cũng là một trong những yếu tố khiến khách thuê không thể chi trả, duy trì được mức giá cũ và cũng không theo được tiến độ chi trả như trong điều kiện trước đây.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)