Việc chuyển dịch ra vùng ven của những chủ đầu tư lớn là nhằm tận dụng thế mạnh vị trí mang lại cũng như quỹ đất lớn để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng.
Những khách sạn ở những thành phố biển phụ thuộc nhiều vào đường hàng không gặp khó khăn trong kinh doanh trong khi khách sạn, khu nghỉ dưỡng được vận hành bởi các tập đoàn nước ngoài ở khoảng cách với Hà Nội hoặc TP. HCM từ 2 – 3 giờ lái xe vẫn kinh doanh khả quan.
Mặc dù được đánh giá là một công cụ hiệu quả để doanh nghiệp bất động sản sử dụng trong quá trình phát triển nhưng M&A cũng có những thách thức không hề nhỏ trong quá trình thực hiện.
Mặc dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19 nhưng một số doanh nghiệp vẫn tự tin rót tiền vào phân khúc này. Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt đã nhận chuyển nhượng 99% vốn góp tại Công ty cổ phần Bến Thành – Long Hải, đơn vị sở hữu dự án Wyndham Tropicana Long Hải, khu du lịch Bến Thành – Long Hải và Villa Long Hải ở Bà Rịa Vũng Tàu.
Wyndham Tropicana Long Hải được quy hoạch trên tổng diện tích 12,64 ha, ra mắt năm 2019 và dự kiến bàn giao cho khách hàng vào quý IV/2021. Còn dự án Khu du lịch Bến Thành – Long Hải được xây dựng trên khu đất rộng 12,5 ha, tọa lạc tại xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ.
Một doanh nghiệp khá thành công với phân khúc căn hộ ở TP. HCM những năm qua là Tập đoàn Hưng Thịnh cũng vừa hoàn tất hai thương vụ mua dự án ở Bình Định và Lâm Đồng để lấn sân sang mảng bất động sản du lịch. Dù không tiết lộ giá trị các thương vụ, tuy nhiên mỗi dự án được Hưng Thịnh mua lại đều có quy mô lên đến 1.000ha.
Trong khi đó, ở TP. HCM cũng có một số thương vụ đáng chú ý, trong đó, ngoài thương vụ giữa Vinhomes và các nhà đầu tư Nhật Bản, một giao dịch mới được công bố gần đây là việc hợp tác giữa Swire Properties và City Gaden JSC để phát triển dự án dự án dân cư cao cấp The River tại Thủ Thiêm.
Một tên tuổi mới thoát khỏi bóng Tập đoàn Đất Xanh là LDG Group mua 99,99% cổ phần Công ty cổ phần Bất động sản Hiệp Phúc – chủ đầu tư tổ hợp căn hộ Sông Đà Riverside ở quận Thủ Đức. Dự án đã đổi tên thành khu căn hộ cao cấp LDG River, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4.153 tỷ đồng và là một trong 5 dự án chiến lược của LDG.
Mặc dù có sự góp mặt của một số nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, nhưng phần lớn các thương vụ thâu tóm dự án bất động sản trong thời gian gần đây do doanh nghiệp trong nước thực hiện. Nếu như các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bất động sản trước đây tập trung ở Hà Nội và TP. HCM thì trong thời gian qua, các đại gia địa ốc lại tích cực “săn mồi” những những thị trường ven đô.
Danh Khôi cũng đã chi hàng ngàn tỷ đồng để mua lại Dự án Đà Nẵng Hotel and Resort, có quy mô 7,5 ha từ Công ty cổ phần Đầu tư du lịch Hà Nội Non Nước; mua lại 3 lô đất vàng có diện tích hơn 11.000 m2 tại Khu dân cư Cồn Tân Lập (TP. Nha Trang, Khánh Hòa).
Công ty CP Đầu tư Nam Long vừa chi hơn 1.900 tỷ đồng để mua tiếp 30% cổ phần tại dự án khu đô thị Đồng Nai Waterfront sau khi đã bỏ ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 70% cổ phần của dự án này từ Keppel Land.
Trong khi đó, Tập đoàn Novaland – một cái tên quen thuộc trên thị trường mua bán sáp nhập trong gần một thập kỷ qua cũng đã thâu tóm một phần đảo Đại Phước thuộc tỉnh Đồng Nai của tập đoàn Nam Long.
Giới chuyên môn cho rằng, chiến lược M&A của Novaland không khác mấy so với Vingroup. Hầu hết các thương vụ M&A mục tiêu của Novaland thường được mua gom bởi các cá nhân, pháp nhân thuộc “họ” Novaland, sau đó mới được tập đoàn này mua lại, tùy vào mục đích cụ thể ở từng giai đoạn phát triển. Các địa bàn chính mà Novaland có mặt là TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hoà, Bình Thuận và Đồng Nai.
Thực tại, Bất động sản tập trung về sức khỏe, sự riêng tư và bài toán tài chính cũng như việc vận hành. Trong đó, bất động sản tập trung về sức khỏe là mô hình bất động sản sinh thái và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong tổ hợp đang được yêu thích hơn.