Trước làn sóng “bỏ phố về quê” đang nóng hầm hập, nhiều người đang và từng tham gia vào phân khúc này cũng lên tiếng cảnh cáo. Rủ nhau bỏ phố về quê, không phải có tiền là đủ.
Những người này sinh sống, làm việc và có nguồn thu nhập chính ở các thành phố, song cách đó không xa, họ sở hữu trang trại của riêng mình và thường dành thời gian để làm công việc của một người nông dân.
Không giống như công việc chính, phần lớn những người này làm trang trại đơn thuần vì sở thích, không đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Ở Việt Nam, từ lâu cũng đã xuất hiện những người có nguồn vốn nhàn rỗi, tìm kiếm một khu đất ở những khu vực ngoại thành để xây dựng, cải tạo thành một nơi nghỉ ngơi, thỏa mãn thú điền viên dịp cuối tuần. Vài năm trở lại đây, trào lưu này dần nở rộ và được biết đến nhiều hơn với tên gọi “bỏ phố về vườn”. Nhiều người còn kết hợp trang trại với các dịch vụ lưu trú du lịch, tạo nên một kênh đầu tư được gọi là farmstay.
Nhiều chuyên gia bất động sản cũng nhận định, giai đoạn hiện tại, cả người mua và người bán đều đang ở trong trạng thái thăm dò, chờ đợi. Dự báo từ nay đến cuối năm sẽ không xảy ra tình trạng bán tháo, cắt lỗ như nhiều lo ngại. Bởi bất động sản là một tài sản lớn, có những người phải dành dụm rất lâu mới có được.
Tuy nhiên, nếu dịch bệnh kéo dài, nhà đầu tư có thể sẽ tăng mạnh đà bán và chấp nhận giảm giá sâu.
Một vấn đề quan trọng không kém liên quan đến giấy tờ pháp lý, loại đất định mua. Nhà đầu tư này cho biết, nếu nhà phố thì đơn giản chỉ cần sổ đỏ là giao dịch. Nhưng đất làm trang trại, nhà vườn có 1001 loại với nhiều kiểu giá khác nhau như đất rừng, đất ruộng, đất vườn, đất có bao nhiêu m2 là thổ cư, quy hoạch, quy định tách sổ thổ cư mỗi địa phương cũng khác nhau,…
Cũng có không ít người rao bán gấp với lý do kẹt tiền. Đơn cử, một mảnh đất “ngộp” ven Đà Lạt diện tích hơn 900 m2 đang được người bán rao với giá hơn 1 tỷ đồng. Mảnh đất này được quảng cáo cách cao tốc Liên Khương 10 km, gần sân bay, view đẹp, pháp lý rõ ràng,… Hay một lô đất vườn diện tích hơn 7 sào tại Đạ Huoai (Lâm Đồng) đang được rao bán với lý do cần tiền trả nợ ngân hàng. Mảnh đất được quảng cáo nằm cạnh suối lớn, đất đẹp, phù hợp làm nơi nghỉ dưỡng,… với mức giá hơn 2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo quan sát của người viết, đây hầu hết là những thông tin do môi giới đăng để câu khách, giao dịch mua bán không nhiều bởi những người có nhu cầu phần lớn đều không dám chốt cọc online. Thực tế có những mảnh đất được quảng cáo với “giá kịch sàn” nhưng vẫn rao bán cả tháng trời.
Trên các trang rao bán bất động sản, thông tin tìm mua, rao bán đất trang trại, đất vườn, đất đồi tại Hòa Bình, Lâm Đồng,… đang xuất hiện dày đặc. Lượng hàng được đưa ra thị trường khá lớn. Nhiều lô đất có diện tích từ vài trăm đến hàng nghìn m2 đang được rao bán với giá từ vài triệu đến hơn chục triệu đồng/m2 tùy vị trí, được quảng cáo thích hợp xây dựng khu nghỉ dưỡng, homestay,… Trong khi đó, những người ít vốn lại đang rủ nhau mua những mảnh đất rộng từ vài ha đến vài chục ha để lập làng.
Quý II vừa qua, thị trường bất động sản ghi nhận điểm sáng đến từ phân khúc đất nhà vườn, trang trại, nghỉ dưỡng ven đô từ làn sóng “bỏ phố về quê”. Làn sóng này phát triển suốt năm 2020, có phần chững lại vào thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 khi đất nền sốt ở nhiều khu vực. Nhưng sang tháng 5, khi dịch bệnh tái bùng phát với mức độ nghiêm trọng hơn, xu hướng này đã nóng trở lại.
Tại thị xã Bến Cát (Bình Dương), mặt tiền đường Mỹ Phước – Tân Vạn, các lô đất vườn 5.000 – 7.500 m2 (có một phần thổ cư) được rao bán 9,5 – 11,5 triệu đồng/m2. Chủ đất cho biết, cách đây vài năm, mức giá này thấp hơn 1 – 2 triệu đồng/m2.
Tại thị xã Long Khánh (Đồng Nai), theo thông tin từ chủ một trang trại, khu đất vườn của người này hiện tăng giá khoảng vài trăm nghìn đồng/m2 so với thời điểm năm 2020… Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, giá đất nông nghiệp ước tính đã tăng đến vài lần cho đến chục lần trong khoảng 3-4 năm qua. Bình quân giá đất vườn hiện nay vào khoảng 500.000 – 1.000.000 đồng/m2. Tức vào khoảng 500 triệu – 1 tỷ đồng/sào.
Hay như tại một số vùng xa trung tâm thành phố Đà Lạt như Cầu Đất, một sào đất nông nghiệp trước đây chỉ vài chục triệu thì nay đã lên 1,5 – 2,5 tỉ đồng tùy vị trí. Tuy nhiên, nếu nhìn sang một số quốc gia khác, có thể thấy giá đất nông nghiệp ở Việt Nam đang ở mức cao chót vót.
Nhật Hạ