Trái ngược với sự trầm lắng của thị trường đất nền Sài Gòn, 4 tỉnh lân cận có sự bùng nổ nguồn cung mạnh mẽ. Các tỉnh giáp ranh TP HCM trở thành tâm điểm bùng nổ rổ hàng đất nền suốt quý III. Theo thống kê của đơn vị này, có tổng cộng 35 dự án đất nền mở bán tại các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Quý III rơi vào thời điểm Covid-19 bùng phát lần hai và trùng với thời gian tâm lý ngại mua bán tài sản do tháng 7 Âm lịch, nhưng thanh khoản của phân khúc đất nền vẫn khá cao. Tỷ lệ tiêu thụ đất nền tại các tỉnh giáp ranh này đạt 55% (khoảng 2.835 nền), gấp 1,4 lần so với quý trước (2.038 nền).
Thanh khoản đất nền tại Đồng Nai dẫn đầu thị trường trọng điểm các tỉnh phía Nam với tỷ lệ hấp thụ dự án mới đạt 64%. Bình Dương đạt 56%, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu lần lượt tiêu thụ 40-41% rổ hàng hiện hữu
Tổng nguồn cung chào bán ra thị trường 5.173 nền đất, cao hơn gấp 1,9 lần so với quý II (rổ hàng mới 2.699 nền). Trong tổng nguồn cung mới này, Bình Dương chào bán ra thị trường 1.884 nền, còn Đồng Nai dẫn đầu với 1.928 sản phẩm.
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, đây chính là thời điểm mua nhà rất tốt cho người mua ở thực vì giá cả đã về ngưỡng hợp lý. Còn với NĐT dày vốn thì đây cũng là cơ hội để tìm mua lại các sản phẩm trên thị trường thứ cấp có dấu hiệu giảm giá ở một số sản phẩm, phân khúc, khu vực. Trong đó việc đầu tư trung, dài hạn vẫn nên được ưu tiên hơn lướt sóng vì biên độ lợi nhuận sẽ xứng đáng hơn nhiều nếu thị trường tốt lên.
Không rộn ràng như thời điểm trước đây, nhưng phân khúc đất nền ven Tp.HCM như Q.9, Bình Chánh, Củ Chi…vẫn diễn ra giao dịch lẻ tẻ ngay cả trong mùa dịch. Với những nền đất đã có sổ ở các khu dân cư, NĐT cần tiền bán ra có mức giá thấp hơn thời điểm cuối năm 2019 vẫn được NĐT khác săn đón mua lại. Trong đó, không ít NĐT sang tay trong khoảng thời gian ngắn với số tiền chênh cũng khá hấp dẫn.
Theo anh N, một môi giới tự do khu Đông Sài Gòn, dù dịch bệnh các nền đất có sổ tại khu vực vẫn có giao dịch. Đây là thời điểm người mua ở thực đi tìm đất khá nhiều. Họ sẽ thường trả giá, mặc cả nhiều hơn so với trước, nhưng với những nền ưng ý (hợp hướng, hợp tuổi, gần các tiện ích đã hiện hữu) thì họ sẽ mua nhanh. Trong khi đó thì các NĐT có vẻ sẽ tìm kỹ càng hơn, cố tìm kiếm những nền đang rao bán hạ giá một chút hoặc những NĐT đang cần tiền gấp bán ra với giá hời hơn so với thị trường.
Theo môi giới này, hiện tại mặt bằng giá tại khu vực ven Tp.HCM đã chững lại hoặc tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2019. Thế nhưng, chưa có nhiều nền giảm giá sâu đến mức từ 300-400 triệu đồng/nền; có chăng mức hạ lãi kì vọng chỉ dao động từ 50-150 triệu đồng/nền. Nếu mua thiện chí có thể giảm mức nhích hơn con số trên dưới 150 triệu đồng/nền. Tuy vậy, cũng không có nhiều NĐT chấp nhận bán ra với mức giảm mà đa số giữ giá so với thời điểm cuối năm 2019.
“Trên cơ sở đánh giá các yếu tố vĩ mô cũng như các chỉ số cụ thể của thị trường cho thấy hiện nay thị trường bất động sản chưa có biểu hiện cực đoan như “đóng băng” hay “phát triển nóng”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhận định.
Riêng với các dự án nhà ở, phân khúc đất nền, Bộ Xây dựng cho rằng, đây là những phân khúc ít chịu tác động của đại dịch khiến đất nền là kênh đầu tư an toàn cho các doanh nghiệp bất động sản.