Nhiều ngân hàng rao báo tài sản đảm bảo cho khoản nợ gồm hàng chục quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Đồng Nai, Long An, TP.HCM.
Các ngân hàng khác như Agribank, Vietcombank , Sacombank cũng đang rao bán hàng loạt tài sản đảm bảo là bất động sản để thu hồi nợ. Cụ thể, ngân hàng Agribank thông báo bán đấu giá bốn bất động sản tại phường Phú Hữu, TP Thủ Đức với giá khởi điểm 72,1 tỷ đồng để thu hồi nợ. Bốn lô đất lần lượt có diện tích 484 m2 (giá khởi điểm 19,4 tỷ), 473 m2 (giá khởi điểm 19,1 tỷ), 468 m2 (18,7 tỷ) và 368 m2 (14,7 tỷ), ngân hàng cho biết sẽ bán gộp cả bốn tài sản và không bán riêng lẻ do các thửa liền kề.
Cũng tại phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, Agribank rao bán một lô đất 420 m2 gần kề với 4 lô kể trên nhưng được ngân hàng thông báo bán riêng biệt với giá khởi điểm 17,1 tỷ đồng.
Ngân hàng Vietcombank thông bán bán đấu giá quyền sử dụng đất tại thửa đất hơn 1.400 m2 tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh với giá khởi điểm 12,8 tỷ đồng. Tài sản trên là tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty TNHH Kim loại Việt Phong. Khoản nợ này từng được Vietcombank rao bán nhiều lần từ hồi đầu năm tới nay nhưng vẫn chưa ghi nhận kết quả, lần rao bán tháng 1 giá khởi điểm mà nhà băng đưa ra là 13,7 tỷ đồng.
Hay như ngân hàng Sacombank cũng thông báo thanh lý loạt bất động sản tại TP.HCM để thu hồi nợ. Các bất động sản có vị trí tại quận 5, quận 11, huyện Nhà Bè và có giá trị hàng trăm tỷ đồng.
Ngân hàng rao bán đấu giá quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với lô đất 1.774 m2 tại địa chỉ số 28-30 Nguyễn Biểu, phường 1, quận 5. Mức giá khởi điểm là hơn 530,5 tỷ đồng, đặt cọc trước 10%, bước giá 200 triệu đồng.
Tương tự với khoản nợ trên, Sacombank cũng thông báo đấu giá tài sản tại huyện Nhà Bè để cấn trừ nợ giữa Ngân hàng TMCP Phương Nam (nay đã sáp nhập vào Sacombank) và Công ty CP Thuộc Da Hào Dương. Giá khởi điểm nhà băng này đưa ra là 500 tỷ đồng, tiền đặt trước 10%.
Trong những ngày gần đây, Sacombank rao bán khá nhiều khoản nợ được “thừa kế” từ Ngân hàng Phương Nam, như trường hợp Khu công nghiệp Phong Phú trị giá khủng nhưng đã nhiều năm mong muốn xử lý thu hồi nợ, giảm giá vẫn không dễ thực hiện giao dịch.
Theo giới chuyên gia, áp lực nợ xấu dồn trên vai các ngân hàng hiện nay đang rất lớn. Chính vì thế nên hoạt động rao bán nợ xấu tại các ngân hàng đang diễn ra dồn dập. Trong đó, những khoản nợ có tài sản đảm bảo tốt thì dễ xử lý, còn những khoản nợ quy mô lớn, dù có giảm giá mạnh cũng khó bán vì tính chất phức tạp, đòi hỏi người mua phải có tiềm lực tài chính mạnh mới có thể giải quyết được. Đặc biệt, đối với tài sản đảm bảo là bất động sản thì nhà đầu tư lại càng cân nhắc kỹ về pháp lý, và cả nguồn tiền để “quay vòng” khi muốn xuống tiền.
“Mặc dù Nghị quyết 42 đã được chấp nhận thí điểm kéo dài, tạo thuận lợi cho các NH tiếp tục xử lý nợ xấu, song thực tế vẫn còn nhiều quy định pháp lý phức tạp cũng khiến nhà đầu tư không mấy mặn tham gia “chợ” nợ xấu, nhất là trong bối cảnh thị trường nhiều biến động như hiện nay”, một vị chuyên gia nêu quan điểm.
Ngoài ra, tài sản thế chấp còn là hệ thống thiết bị dây chuyền, thiết bị nhà máy sản xuất găng tay y tế, công trình trên đất tại nhà máy… và gần 4,9 triệu cổ phiếu Găng tay Nam Việt chưa niêm yết của cổ đông sáng lập.
Được biết, đây là lần thứ 7 BIDV thông báo bán đấu giá khoản nợ này. Giá đấu giá khởi điểm lần này được ngân hàng đưa ra là 799,6 tỷ đồng. So với lần đấu giá đầu tiên là vào tháng 10/2021, mức giá đã giảm hơn 20% tương đương với hơn 225,3 tỷ đồng.
Trước đó, BIDV cũng đã thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP Vertical Synergy Viet Nam. Tính đến ngày 21/6 tổng dư nợ của doanh nghiệp trên tại BIDV là hơn 471 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là hơn 347 tỷ đồng và nợ lãi là gần 124 tỷ đồng.
Tài sản thế chấp cho khoản vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại quận 1, quận 12 và quận 3, TP.HCM. Tài sản đảm bảo tại quận 1 là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại số 63 (tầng 1) đường Pastuer, phường Bến Nghé, chủ tài sản là ông Hoàng Như Luận.
Tài sản đảm bảo tại quận 12 là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền của 12 bất động sản tại phường An Phú Đông. Chủ tài sản là ông Phạm Văn Công và bà Phạm Thị Nhàn. Ngoài ra, tài sản đảm bảo tại quận 3 là bất động sản tại địa chỉ 102 Trần Quốc Toản, phường 7. Chủ tài sản là ông Trần Văn Thông.
BIDV cho biết, hàng tồn kho khác theo các hợp đồng thế chấp đã ký cũng là một phần trong tài sản đảm bảo của khoản nợ. Giá khởi điểm đấu giá khoản nợ là hơn 471 tỷ đồng, khách hàng tham gia đấu giá đặt cọc 10% tương đương với 47,1 tỷ đồng.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (HoSE: CTG) chi nhánh Thăng Long cũng có thông báo đang tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản nợ của Công ty CP Bánh kẹo Đỗ Thành Đạt. Tính đến ngày 1/7, tổng dư nợ của doanh nghiệp nêu trên tại VietinBank là hơn 13,8 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 6,8 tỷ, còn lại là lãi và lãi phạt. VietinBank không công bố mức giá cụ thể cho 3 tài sản đảm bảo nêu trên, tuy nhiên ngân hàng cho biết giá bán và phương thức bán sẽ được thỏa thuận khi có khách hàng quan tâm.
Bên cạnh tài sản thế chấp của Công ty CP Bánh kẹo Đỗ Thành Đạt, VietinBank chi nhánh Đông Anh cũng có một thông báo đang tiến hành xử lý tài sản bảo đảm của một khách hàng khác thông qua hình thức bán tài sản để thu hồi nợ.
Tổng Hợp