Triển khai cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, tái cơ cấu nền khách hàng. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, chủ động trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, quyết liệt xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, thu nợ ngoại bảng thông qua nhiều giải pháp.
NHNN hoàn thiện Quy định về hoạt động mua bán nợ để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động mua bán nợ và tham gia sàn giao dịch mua bán nợ.
Ví dụ như: việc bán nợ dưới giá trị ghi sổ: Việc bán nợ dưới giá trị ghi sổ của khoản nợ/dưới dư nợ gốc của các TCTD gặp phải những đánh giá chưa thực sự tích cực từ phía các cơ quan thanh tra, kiểm toán. Chưa có cơ chế ràng buộc sự phối hợp của bên nợ: Ngay cả khi việc mua bán khoản nợ đã diễn ra thành công, rủi ro đối với bên mua nợ vẫn lớn khi bên nợ không hợp tác.
Những khó khăn trong việc xử lý nợ do đại dịch Covid-19 như sự suy giảm khả năng tài chính của khách hàng, nhu cầu và năng lực của đối tác mua tài sản bảo đảm/khoản nợ giảm. Thêm vào đó là việc hạn chế di chuyển, cách ly xã hội, quy định cách ly y tế; các dịch vụ liên quan đến hoạt động xử lý nợ bị tạm dừng; các dịch vụ công hỗ trợ cho công tác xử lý nợ cũng tạm dừng và đặc biệt, công tác khởi kiện, thi hành án tạm dừng. Liên quan đến vướng mắc trong triển khai áp dụng Nghị quyết 42 được ông Phương cho biết, đó là quyền thu giữ tài sản bảo đảm, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm. Thủ tục thay đổi đăng ký giao dịch bảo đảm khi mua bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Mỗi tháng có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bao gồm những đơn vị là khách hàng trực tiếp của các ngân hàng. Giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 2016-2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các nhà băng đã giảm từ 1,99% vào cuối 2017 xuống 1,9% năm 2018 và 1,63% năm 2019. Tuy nhiên, con số nợ xấu này tăng trở lại lên 1,69% vào cuối 2020 và lên 1,9% cuối tháng 9 năm nay – gần như quay lại mức của năm 2017. Điều này theo ông Kiên, cho thấy tác động ghê gớm của đại dịch.
Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn, hệ thống ngân hàng tới nay đã cơ cấu nợ cho khoảng 600.000 tỷ đồng dư nợ. Con số này theo ông vẫn chỉ ở giai đoạn đầu và sẽ còn tăng mạnh tới năm sau, bởi trên thực tế có 3 triệu tỷ dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Các ngân hàng phải tiếp tục xem xét cho vay mới trên nền tảng nợ đã được cơ cấu mà bản chất là nợ xấu. Trong bối cảnh tái cơ cấu hệ thống gần thành công, thành quả 5 năm phấn đấu đứng trước nguy cơ bị xoá sổ khiến ngành ngân hàng phải “gồng” sức.
Tính đến hết quý III/2021, tổng chi phí dự phòng rủi ro của các ngân hàng đạt 31.000 tỷ đồng (giảm 9% so với quý liền trước, nhưng tăng 28% so với cùng kỳ 2020), chủ yếu do các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao như Vietcombank, MBBank, Techcombank… giảm trích lập dự phòng. Theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19, các ngân hàng bắt buộc phải trích 30% dự phòng phần dư nợ tái cơ cấu vào cuối năm 2021 và 100% trong 2 năm tới. Điều này có nghĩa, gánh nặng trích lập dự phòng nợ xấu không vơi đi, hay nói cách khác, nếu nợ xấu càng nhiều thì gánh nặng trích lập sẽ càng lớn.
Để tạo hành lang pháp lý trong quá trình xử lý nợ xấu Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định về việc xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín; trong đó có Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong xử lý nợ xấu, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả giúp các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.
Nghị quyết có hiệu lực, tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương tích cực phối hợp với ngành ngân hàng trong xử lý nợ xấu, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 42; cùng với những quy định mới của Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010), khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại được hoàn thiện, đưa tỷ lệ nợ xấu về mức thấp, có kiểm soát.
Tĩnh Kiên
(Tổng Hợp)