Theo Sở GTVT và Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lâm Đồng: Sân bay Lộc Phát mới chỉ là ý tưởng quy hoạch, chưa có kế hoạch nào về sân bay này. Với đường cao tốc, Bộ GTVT mới chỉ đưa vào quy hoạch mạng lưới đường cao tốc và có chủ trương kêu gọi đầu tư. Đây là dự án không ưu tiên triển khai ngay.
Đa số các khu đất được quảng cáo chào bán đều được vẽ 3D, chụp ảnh flycam, có catalog, sơ đồ phân lô rất chuyên nghiệp. Tuy vậy, một cán bộ cơ quan chức năng đang thu thập thông tin về sự bất thường của thị trường bất động sản ở đây nói gần như tất cả “dự án” không có giấy phép đầu tư nhưng tự làm đường nhựa, phân lô, cắm mốc, có chỗ đã áp sát rừng thông.
“Cứ 10 người gọi điện hỏi mua đất nền thì có bảy người hỏi sổ để cắm ngân hàng vay vốn”- một chủ đầu tư chuyên buôn đất nền mô tả ngắn gọn về không khí mua bán đất nền tại TP.HCM.
Ngay đất nông nghiệp, so với cách nay 2 – 3 năm, giá đất tại Bảo Lộc đã tăng 10-15%. Mỗi sào đất (1.000m2) được bán khoảng 1,5 tỉ đồng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá đất tăng mạnh nhất trong một năm trở lại đây khi thông tin về đồ án quy hoạch chung TP Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2040 được đưa ra với thông tin được nhiều người nhắc đến dù quy hoạch chưa tỏ (tức chỉ vẫn là đồ án được góp ý và đợi Chính phủ phê duyệt) là: Bảo Lộc sắp có sân bay Lộc Phát, có đường cao tốc Dầu Giây – Bảo Lộc – Liên Khương.
Ghi nhận thực tế cho thấy, tại không ít địa phương bất chấp tình hình trong mùa dịch Covid-19, thị trường bất động sản suy giảm trên các phân khúc thì chỉ bằng thông tin sắp có dự án “khủng” của ông lớn, những lô đất được thổi lên tăng gấp 3-4 lần chỉ trong 1 tuần.
Có thể kể đến như ở thời điểm đầu tháng 2 cách đây khoảng 7 tháng, cơn sốt đất bất ngờ bùng lên tại xã Bình Ba (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) sau khi có thông tin Tập đoàn Vingroup đề xuất thực hiện dự án quy mô hơn 800ha, nằm dọc Quốc lộ 56. Sức nóng thấy rõ khi chỉ trong một ngày, một mảnh đất đổi chủ 3 – 4 lần, có vị trí giá tăng gấp 6 – 7 lần, nhiều mảnh đất tăng từ 250 triệu đồng đến 400 – 450 triệu đồng. Tuy nhiên cơn sốt đất này cũng chỉ diễn ra chóng vánh trong gần 2 tuần.
Đến khoảng tháng 3/2020, tương tự, tại xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội), bất chấp khuyến cáo tụ tập đông người trong mùa dịch Covid-19, hàng trăm người bao gồm cả môi giới và nhà đầu tư kéo về để kiếm cơ hội đầu tư, lướt sóng sau khi nghe thông tin với “từ khoá” Tập đoàn Vingroup đề nghị xây dựng 2 khu đô thị tại địa phương này.
Giá đất trước khi sốt chỉ 6-9 triệu đồng/m2, thời điểm sốt cò đẩy lên đến 12-20 triệu đồng/m2. Cơn sốt này cũng chỉ kéo dài không quá 10 ngày rồi nhanh chóng hạ nhiệt khi chính quyền địa phương cho biết chưa nhận được bất cứ văn bản hay chỉ đạo nào của thành phố phê duyệt xây dựng khu đô thị.
Có thể thấy các cơn sốt đất như trên mang tính một chiều, bởi giao dịch thật không nhiều mà chỉ do nhóm đầu cơ tự thổi giá với nhau nhằm tạo sóng. Ăn theo những “tin đồn quy hoạch” khiến nhiều nhà đầu tư lướt sóng chết chìm khi doanh nghiệp quyết định dừng nghiên cứu lập quy hoạch dự án. Như việc mới đây Tập đoàn Vingroup có văn bản gửi UBND tỉnh Long An về việc dừng nghiên cứu lập quy hoạch dự án có quy mô 3.490ha tại xã Thạnh Hòa và xã Bình Đức, huyện Bến Lức. Thông tin này ngay lập tức thu hút giới đầu tư. Trước đó, ngay sau khi có thông tin Tập đoàn đầu tư dự án này đã có không ít nhà đầu tư đổ về đây săn tìm quỹ đất để chờ cơ hội. Đến nay, doanh nghiệp dừng nghiên cứu lập quy hoạch sẽ khiến nhiều nhà đầu tư mắc cạn.
Đây thực ra không phải là một lầm tưởng mà là kỳ vọng của nhà đầu tư. Ngay khi có thông tin đề xuất quy hoạch sân bay, nhiều nhà đầu tư đã lập tức lên kế hoạch săn các bất động sản quanh khu vực dự kiến. Tuy nhiên trên thực tế, các đề xuất xây sân bay không phải khi nào cũng được duyệt và thời gian chờ đợi khá lâu.
Sân bay là một dự án chiếm diện tích lớn, ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh nên việc phê duyệt cần cân nhắc kỹ. Thời gian giải phóng mặt bằng và triển khai dự án cũng rất lâu, có khi tính bằng chục năm. Đơn cử sân bay Long Thành sau 10 năm triển khai đến nay vẫn chưa hoàn thiện, các đề xuất sân bay ở Phan Thiết, Vũng Tàu… cũng chỉ nằm trên giấy.
Theo quan sát, các công ty môi giới làm ăn kiểu chụp giựt như thế thường thuê những khu văn phòng hào nhoáng như biệt thự, văn phòng hoành tráng để đánh bóng và tạo niềm tin.
Bằng chiêu thức đó, các công ty môi giới nhận tiền của bên mua đất (phần lớn là các nhà đầu tư thứ cấp) rồi mới bắt đầu mang số tiền này đến gặp chủ đất để hoàn thiện vấn đề về pháp lý để chuyển đổi mục đích sử dụng, phân lô cho khách hàng.
Giới đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị… để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.