Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, tầng lánh nạn không bố trí căn hộ, văn phòng, hoặc diện tích kinh doanh thương mại, sẽ dẫn đến làm tăng chi phí đầu tư, giảm số lượng căn hộ hoặc giảm diện tích kinh doanh, giảm quy mô dân số của dự án.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA – cho biết: Nhà nước rất quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, trước hết là ưu tiên công tác cứu hộ và cứu nạn. Luật Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và nhiều quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy cứu hộ và cứu nạn, đặc biệt là đối với các tòa nhà cao tầng đã được ban hành. Nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng về việc làm rõ có hay không quy định chung cư bố trí tầng lánh nạn có thể khiến giá nhà bị đẩy lên cao. Thủ tướng đã giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất giải pháp cho vấn đề này.
Một lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản cho biết, các vụ cháy lớn xảy ra ở chung cư thời gian qua khá nhỏ. Trong khi đó, nếu đưa quy định phải có tầng lánh nạn thì sẽ đòi hỏi rất nhiều hạng mục đồng bộ đi cùng kéo theo chi phí tăng, giá nhà cũng sẽ tăng.
Một chuyên gia còn cho rằng, thay vì thiết kế tòa chung cư nào có tầng lánh nạn thì nên chú tâm vào việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tốt nhất hiện nay như cửa thoát hiểm, lối thoát hiểm, cầu thang thoát hiểm và các thiết bị phòng cháy chữa cháy phải đảm bảo chất lượng…
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, nhiều nước trên thế giới đã quy định về tầng lánh nạn, khu vực lánh nạn trong tiêu chuẩn thiết kế xây dựng các tòa nhà chung cư. Do vậy, Việt Nam đưa ra quy định tầng lánh nạn là phù hợp. Song để tránh lãng phí thì có thể khuyến khích các chủ đầu tư thiết kế thêm tiện ích như không gian cây xanh khu vực này.
Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam – cũng cho rằng, quy định này cuối cùng là để phục vụ lợi ích cho người dân, xã hội. Do đó, theo ông Đính, cũng nên đánh đổi, trả chi phí cao hơn để được đảm bảo tính an toàn phòng cháy chữa cháy.
Trước đây quy chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC) công trình chỉ áp dụng cho các tòa nhà có 1 tầng hầm, chiều cao dưới 75m (tòa nhà dưới 30 tầng), tuy nhiên, trong thực tế phát triển nhà ở hiện nay, số tòa nhà có chiều cao vượt 75m, có nhiều hơn 1 tầng hầm ngày càng nhiều tại các đô thị.
Vì vậy, quy chuẩn 06:2020 về an toàn phòng cháy chữa cháy lần này được Bộ Xây dựng ban hành mở rộng phạm vi điều chỉnh pháp dụng với tòa nhà có 3 tầng hầm, chiều cao công trình tới 150m (trừ trường học và bệnh viện)…
Quy chuẩn mới này cũng quy định rõ nhà có chiều cao trên 100m phải bố trí tầng lánh nạn, trên tầng lánh nạn phải bố trí gian lánh nạn đảm bảo yêu cầu tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng. Không cho phép bố trí các căn hộ hoặc một phần căn hộ trên tầng lánh nạn…
Trong kiến nghị gửi tới Thủ tướng và các cơ quan liên quan mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng, cần có các quy định chi tiết và cụ thể hơn về tầng lánh nạn chung cư.
Theo HoREA, do quy định tầng lánh nạn không được bố trí căn hộ, văn phòng, hoặc diện tích kinh doanh thương mại, nên sẽ dẫn đến việc làm tăng chi phí đầu tư, giảm số lượng căn hộ hoặc giảm diện tích kinh doanh, giảm quy mô dân số của dự án.
ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lưu ý, những quy định này cuối cùng là để phục vụ lợi ích cho người dân, cộng đồng, xã hội. “Do đó, người dân phải đánh đổi, phải chấp nhận trả chi phí cao hơn để được đảm bảo tính an toàn tính mạng hơn, còn tất nhiên cơ quan chức năng, chủ đầu tư phải tính toán làm sao đảm bảo hài hoà được quyền lợi tất cả các bên là tốt nhất”, ông Đính nói.
Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính – bất động sản Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, yêu cầu chủ đầu tư xây thêm tầng lánh nạn cuối cùng cũng để phục vụ sự an toàn cho khách hàng, người dân và dĩ nhiên, khách hàng và người dân phải chịu giá cao hơn, phục vụ cho quyền lợi của khách hàng.
Từ đó, dẫn đến làm tăng giá bán căn hộ và làm tăng giá bán các diện tích kinh doanh khác, mà người tiêu dùng và nhà đầu tư thứ cấp phải gánh chịu khi mua nhà và diện tích kinh doanh của dự án.
Để giảm bớt thiệt hại cho chủ đầu tư dự án và người mua căn hộ nhà chung cư cao tầng, lãnh đạo HoREA đã đề xuất không nên tính diện tích sàn tầng lánh nạn vào tổng diện tích sàn xây dựng của dự án khi tính “hệ số sử dụng đất” và nên cộng thêm chiều cao tầng lánh nạn vào chiều cao tối đa của công trình.