Giãn dân ra vùng ven đô, còn khu vực lõi đô thị phải ưu tiên phục vụ phát triển hạ tầng dịch vụ, do vậy không có gì ngạc nhiên khi nguồn cung căn hộ tại nội đô ngày càng suy giảm.
Khu vực trung tâm thành phố luôn là khu vực tập trung đông dân cư với nhu cầu nhà ở cao của cả người Việt Nam và người nước ngoài sang Việt Nam cư trú và làm việc lâu dài. Điều này làm nên tiềm năng kinh doanh cho thuê lớn và cơ hội tăng giá trong dài hạn, hút một nguồn cầu lớn. Bên cạnh đó, bất động sản cao cấp ở khu vực trung tâm cũng là một kênh lưu trữ giá trị tài sản cho các nhà đầu tư.
Quỹ đất nội thành dần cạn kiệt tại hai thị trường trọng điểm là Hà Nội và TP HCM, chuyển dịch “sức nóng” sang các tỉnh thành lân cận. Rủi ro tại đây là vẫn thiếu điều kiện cơ sở hạ tầng, dẫn đến nhu cầu mua bất động sản chủ yếu đến từ đầu tư và đầu cơ.
Việc giá đất tăng nhanh ở các tỉnh thành loại 2 và 3 đã thúc đẩy lo ngại về tính bền vững của giá bán và sức khỏe của thị trường bất động sản. Theo đó, một số chính quyền địa phương đã siết chặt việc mở bán và phát triển dự án bất động sản trong vài tháng qua để hạ nhiệt thị trường và tăng cường nỗ lực để kiềm chế đầu cơ.
Các chuyên gia cho rằng, có nhiều yếu tố khiến cho bất động sản trở thành kênh đầu tư “ăn chắc mặc bền” với nhà đầu tư là bởi xu hướng tăng dân số cơ học đang ngày một tăng tại các thành phố lớn.
Thống kê năm 2019, dân số TP. HCM có khoảng 9 triệu dân (mật độ dân số 4.292 người/km2). Áp lực về dân số đã kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng, trở thành đòn bẩy thúc đẩy bất động sản tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm tiếp theo.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), năm 2020 tại TP. HCM phân khúc nhà ở cao cấp chiếm tỷ lệ 70%, giữ thế áp đảo trên thị trường BĐS năm 2020, trong khi đó phân khúc nhà ở vừa túi tiền lại chỉ chiếm khoảng 25%.
Chính dấu hiệu cho thấy sự lệch pha về sản phẩm trên thị trường bất động sản càng khiến TP. HCM “khát” nhà ở dành cho người lao động. Tuy nhiên một thực tế hiện nay là quỹ đất của TP. HCM đang rất khan hiếm nhất là tại các khu vực nội đô vì vậy việc tìm hướng đi đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, người lao động trên địa bàn đang là một vấn đề nan giải.
Quỹ đất lớn cho tăng trưởng dài hạn Nhìn trong dài hạn, triển vọng cho tăng trưởng bất động sản tại Việt Nam là rất tích cực. Các chủ đầu tư tích cực trong việc tích lũy quỹ đất để chuẩn bị trong tương lai, đặc biệt là quỹ đất ở các tỉnh ngoại thành.
TP. HCM là thành phố có nhu cầu về nhà ở cao do tình trạng tăng dân số cơ học trong khi đó quỹ đất nội đô ngày càng khan khiến, các chuyên gia nhận định năm 2021 và cả những năm tiếp theo nhu cầu nhà ở sẽ tiếp tục tăng cao, vì vậy việc phát triển thành đô thị vệ tinh được xem là xu thế tất yếu nhằm giải bài toán về áp lực dân số cho TP. HCM hiện nay.
Để phát huy hết lợi thế của vùng Tp.HCM, đảm bảo kết nối các khu vực đô thị, phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng giao thông cần được tập trung ưu tiên đầu tư, giải quyết các điểm nghẽn kết nối, giảm áp lực hạ tầng, hướng đến sự phát triển bền vững của đô thị.
Mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng biên độ giá nhà đất tại các khu đô thị lớn như TP. HCM, Hà Nội vẫn ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt và chưa có dấu chững lại. Qua đó cho thấy, bất động sản vẫn có sức đề kháng tốt trước biến động của thị trường và được các nhà đầu tư quan tâm.