Không chỉ Việt Nam, các nước phát triển trên thế giới luôn chọn hướng đông là hướng phát triển về kinh tế trọng điểm, Cũng là nơi tạo ra GDP cao cho các quốc gia.
Đơn cử, nước Mỹ các bang chiếm 70% GDP kinh tế của nước Mỹ, và cũng là những nơi thường có hoạt động kinh tế tốt hơn các bang khác. Những thành phố đó là nơi đặt trụ sở của những công ty có năng suất cao nhất của nước Mỹ.
Các thành phố lớn gồm có Washington, Thành phố New york, Newark, Philadelphia, Pittsburgh, Boston, Baltimore, Richmond, Raleigh, Charlotte, Atlanta, Jacksonville và Miami. Dân số của vùng kéo dài từ Florida đến Maine là khoảng 111.508.688 người. Là thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ và trung tâm của Vùng đô thị New York, một trong những vùng đô thị đông dân nhất trên thế giới. Với vai trò là một thành phố toàn cầu tiên phong, New York có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương mại, tài chính, văn hóa, thời trang và giải trí toàn cầu. Là nơi Liên Hiệp Quốc đặt tổng hành dinh nên nó cũng là một trung tâm quan trọng về các vấn đề quốc tế. Có tổng sản phẩm vùng đô thị được ước tính là 1.072 tỷ đô năm 2017.
Tại hội nghị bất động sản 2020 của Forbes Việt Nam (12/11), ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc CBRE Việt Nam, đánh giá xu hướng phát triển trong tương lai của cả Hà Nội và TP HCM đều nằm ở khu Đông.
Với TP HCM, khu Đông (quận 2, 9, Thủ Đức) có nhiều điều kiện để phát triển, khi đề án thành lập TP Phía Đông được đồng ý chủ trương; tuyến metro số 1 sắp đi vào vận hành, cầu Thủ Thiêm 2 sắp hoàn thành, bến xe Miền Đông mới đang đi vào hoạt động…
Rõ ràng, từ ý tưởng đến thực tế là rất khác nhau, nhưng về cơ bản, đa số các ý kiến đều cho rằng, việc áp dụng mô hình “thành phố trong thành phố” của TP.HCM so với các thành phố khác trên thế giới tuy muộn, nhưng đổi lại người đi sau có thể rút ra kinh nghiệm để tối ưu hóa kế hoạch của mình. Nói như ông Nguyễn Minh Hoà, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị TP.HCM, lãnh đạo Thành phố cần tính toán cẩn trọng, bởi đi sau thường có tâm lý nôn nóng, muốn nhanh chóng rút ngắn khoảng cách nên dễ rơi vào duy ý chí.
Để hiện thực hóa giấc mơ xây dựng TP. Thủ đức, theo ông Hòa, TP.HCM cần phải giải 2 câu hỏi lớn. Thứ nhất, nguồn tài chính từ đâu để phát triển TP. Thủ Đức, bởi mức đầu tư ban đầu của các mô hình “thành phố trong thành phố” trên thế giới thường là hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD.
Thứ hai, để chuyển một vùng đất rộng lớn hơn 212 km2 và 1,1 triệu dân với đa chức năng thành một thành phố tập trung chủ yếu vào chức năng sáng tạo là điều rất khó khăn, cho nên người cầm trịch phải tính được toàn bộ lộ trình và các dự án thành phần ưu tiên sao cho vừa có hiệu quả, vừa không gây xáo trộn đời sống người dân.
“TP.HCM chủ trương xã hội hóa, kêu gọi các nhà đầu tư là không dễ, thậm chí ngay cả khi TP.HCM được Trung ương phân bổ ngân sách tăng từ 18% lên 23% thì cũng không đủ lớn để bao cho TP.Thủ Đức, đó là chưa kể quỹ đất trống của TP. Thủ Đức không còn nhiều”, ông Hòa đặt vấn đề.
Cùng chung nhận định, TS. Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM cho rằng, thách thức lớn nhất hiện nay là tìm được nguồn kinh phí để xây dựng TP. Thủ Đức. Bởi trong nguyên lý đô thị, đô thị sinh ra từ đất, tức là khai thác quỹ đất và cứ thế phát triển cơ sở hạ tầng dần lên, nhưng đất đai ở khu vực này hiện có tình trạng đầu cơ, nên việc khai thác hiệu quả là một thách thức.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ngoài hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu, hàng loạt công trình giao thông trọng điểm khác đang lên kế hoạch thực hiện như cầu từ Thủ Đức nối với bán đảo Thanh Đa quận Bình Thạnh, đường Vành đai 2, Vành đai 3 liên kết toàn vùng, hay cầu Cát Lái nối quận 2 và Nhơn Trạch (Đồng Nai), một cây cầu khác tại quận 9 nối với Đồng Nai cũng đã có trong kế hoạch.
“Điểm đáng chú ý nữa là Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM hiện có diện tích khoảng 643,7 ha, phần diện tích đất phường Linh Trung (quận Thủ Đức) là 120 ha, phần còn lại thuộc Dĩ An, Bình Dương, nếu quy hoạch thành khu đô thị sáng tạo phía Đông thì sẽ nằm trong cơ cấu của TP. Thủ Đức và là hạt nhân của khu vực này”, ông Châu chia sẻ thêm.
Khu Đông Hà Nội dần trở nên sôi động, nâng tầm cho bất động sản khu vực này còn là sự xuất hiện của hàng loạt công trình hạ tầng nghìn tỷ.
Ngoài các cây cầu hiện hữu như Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Thăng Long, Hà Nội sẽ có tổng cộng 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng trong tương lai gần.
Theo quy hoạch mới nhất, Hà Nội chuẩn bị xây dựng 5 cây cầu qua sông Hồng và sông Đuống, trong đó có 4 dự án dự kiến đầu tư theo hình thức đối tác công tư, bao gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Giang Biên và cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.
Trong đó, cầu Tứ Liên và đường dẫn cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên vượt sông Hồng, kết nối quận Tây Hồ với quận Long Biên và huyện Đông Anh, nối sân bay Nội Bài về trung tâm chính trị Ba Đình. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng.
Ngoài các cầu vượt sông, các tuyến cao tốc cũng được đẩy mạnh, kết nối khu vực phía đông với các tỉnh thành lân cận và trung tâm Hà Nội. Đơn cử, đầu năm nay, nút giao kết nối đường Cổ Linh (Long Biên – Thạch Bàn) với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chính thức khởi công, có chiều dài gần 1,5 km, dự kiến hoàn thành năm 2021.
Bên cạnh đó, hệ thống đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Bắc Giang, Pháp Vân – Cầu Giẽ cũng được đầu tư, nâng cấp, tạo ra diện mạo đồng bộ trong mạng lưới giao thông Thủ đô, liên kết vùng và khu vực miền Bắc nói chung.
Điều này đòi hỏi phải có sự đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, các dự án bất động sản và phối hợp liên ngành giao thông, tiện ích, cùng với hạ tầng công nghệ.
Mặt khác, cạnh tranh giữa các quốc gia sẽ nhanh chóng trở thành cuộc cạnh tranh ở cấp độ đô thị. Do đó, phát triển đô thị không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng, mà còn là khởi tạo môi trường đáng sống để thu hút nguồn nhân lực.