Nhận định về thị trường trái phiếu bất động sản hiện tại, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp, tổ chức phát hành trái phiếu vẫn còn tình trạng “vàng thau lẫn lộn”.
Từ “quả bom nợ” Evergrande, nhìn về Việt Nam trong 2 năm qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nóng lên, nhiều công ty BĐS lớn chuyển cơ cấu vốn vay từ ngân hàng sang trái phiếu, nhằm đầu tư các thương vụ M&A, cơ cấu/đảo nợ…
Bộ Xây dựng đề nghị các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách để thị trường bất động sản luôn phát triển một cách ổn định và lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế.
Báo cáo thị trường bất động sản Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý III/2021, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt mức 111.744 tỷ đồng, giảm 25% so với quý trước, đồng thời giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 88 doanh nghiệp phát hành tổng cộng 107.944 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, giảm 20,8% so với quý trước, tỷ lệ phát hành thành công đạt 63,4%. Bất động sản là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 46,8% tổng giá trị phát hành, tương đương 52.287 tỷ đồng, tăng 60,2% so với quý trước.
Theo các tổ chức chứng khoán, trong quý III năm nay, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt mức 111.744 tỷ đồng, giảm 25% so với quý trước, đồng thời giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. 88 doanh nghiệp phát hành tổng cộng 107.944 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, giảm 20,8% so với quý trước, tỷ lệ phát hành thành công đạt 63,4%. Bất động sản vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 46,8% tổng giá trị phát hành, tương đương 52.287 tỷ đồng, tăng 60,2% so với quý trước.
Theo VBMA có 2 thương vụ phát hành có giá trị đáng chú ý. Thứ nhất, đợt phát hành trái phiếu trị giá 2.500 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Kinh doanh bất động sản S – Việt Nam với kỳ hạn 3 năm, không chuyển đổi, có tài sản đảm bảo; thứ hai, Công ty cổ phần Osaka Garden phát hành 4.300 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 2 năm, không chuyển đổi và có tài sản đảm bảo, lãi suất của trái phiếu được cố định trong kỳ trả lãi đầu tiên và thả nổi ở những kỳ tiếp theo. Mục tiêu của đợt phát hành nhằm tăng quy mô vốn hoạt động và thực hiện các chương trình/dự án đầu tư.
Về các đợt phát hành sắp tới, Ngân hàng BIDV đã thông qua phương án phát hành 11,2 nghìn tỷ đồng (482,76 triệu USD) trái phiếu không chuyển đổi vào cuối tháng 10/2021. Trái phiếu sẽ bao gồm ba đợt: 9 nghìn tỷ đồng, 1,2 nghìn tỷ đồng và 1 nghìn tỷ đồng. Trái phiếu sẽ có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu và lãi suất tham chiếu bằng bình quân lãi suất tiết kiệm VND kỳ hạn 12 tháng của VietinBank, BIDV, Vietcombank và Agribank cộng 0,9 điểm phần trăm mỗi năm. Tương tự, Ngân hàng Đông Nam Á cũng thông tin việc phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 2 năm 2021 với giá trị không quá 5.000 tỷ đồng.
Một đợt phát hành nữa của Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt dự kiến sắp diễn ra với giá trị phát hành là 300 tỷ đồng, trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm, kỳ hạn 1 năm, lãi suất 8%/năm.
Câu chuyện phát hành trái phiếu bất động sản luôn “nóng” trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước tăng hệ số rủi ro đối với lĩnh vực cho vay bất động sản. Để đảm bảo nguồn vốn tài trợ và phát triển dự án, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đã tìm đến kênh trái phiếu với số lượng phát hành ngày một gia tăng.
Các doanh nghiệp bất động sản phát hành giá trị lớn nhất có CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (6.885 tỷ đồng),… Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp bất động sản ở mức khá cao so với lãi suất tiền gửi trong khoảng 7,4 – 13%/năm. Trong các giải pháp đưa ra nhằm ổn định thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đã đề nghị các bộ ngành liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách để thị trường bất động sản luôn phát triển một cách ổn định và lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cả nền kinh tế.
Dữ liệu từ SSI Research, tính chung nửa đầu năm 2021, quán quân phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục thuộc về nhóm BĐS (92.300 tỉ đồng, chiếm 44,2% cơ cấu). Trong khi trái phiếu doanh nghiệp do ngân hàng thương mại phát hành có lãi suất từ 3-4,2%/năm, thì con số này nằm mức 8-12%/năm với nhóm BĐS, trong đó có Sovico, BCG Land, Vinaconex, Kinh Bắc… SSI Research cho biết, trong nửa đầu năm 2021, ngân hàng và công ty chứng khoán đã mua hơn 37.300 tỉ đồng trái phiếu BĐS (chiếm tỉ trọng 40,4%). Dù chiếm tỉ trọng nhỏ, nhưng nhà đầu tư cá nhân cũng đã chi hơn 3.300 tỉ đồng để ôm trái phiếu BĐS.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)