Giá nhà, đất ở tăng cao so với thu nhập của người dân là điều mà ai cũng có thể nhận ra. Với những người trẻ với thu nhập trên dưới 10 triệu đồng, giấc mơ an cư sẽ rất khó để thực hiện. Tiền lương trung bình theo năm là 30, vậy phải lao động 120 năm mới mua được nhà…
Một chỉ số rất quan trọng của thị trường bất động sảnlà tỷ số giữa giá nhà ở trung bình trên tiền lương trung bình theo năm.
Cụ thể, tại các nước châu Âu, tỷ số này là từ 2 tới 4. Giả sử, mỗi lao động có thể tiết kiệm được 25% tiền lương, có nghĩa là sau 4 năm sẽ tiết kiệm được 1 năm lương. Vậy tỷ số nói trên là 2 thì sau 8 năm làm việc, người lao động có thể mua được nhà. Nếu tỷ số là 4 thì sau 16 năm lao động họ sẽ mua được nhà. Tại Thái Lan, tỷ số này là 7, tức là sau 28 năm làm việc sẽ mua được nhà.
Tại Việt Nam, trong cơn sốt giá 2007-2008, tỷ số này là 25, tức là phải lao động 100 năm mới mua được nhà. Trong cơn sốt đất hiện nay, nhiều người đã tính sơ bộ tỷ số này là 30, vậy phải lao động 120 năm mới mua được nhà. Trong khi đó, một nhóm nhỏ thì giàu lên khá nhanh từ kinh doanh nhà ở.
Tại báo cáo thị trường bất động sản TPHCM 9 tháng đầu năm nay, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu giảm tốc, chậm lại và trầm lắng, giao dịch nhà đất sụt giảm trên dưới 50% tùy theo dự án và khu vực.
Mặc dù vậy, theo HoREA, do tình trạng giá nhà tăng liên tục trong 5 năm gần đây, khiến giá nhà bình dân đã cao hơn khoảng 20 lần mức thu nhập trung bình của xã hội, nếu so sánh với giá nhà tại các nước công nghiệp phát triển thì cao gấp 6-7 lần mức thu nhập.
HoREA chỉ ra, giá nhà bình dân đã cao hơn khoảng 20 lần mức thu nhập trung bình của xã hội, khiến người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở đô thị, công nhân lao động và người nhập cư khó có cơ hội sở hữu nhà ở.
Do vậy, theo HoREA, người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở đô thị, công nhân lao động và người nhập cư khó có cơ hội sở hữu nhà ở. Minh chứng là từ năm 2019 đến nay xuất hiện dự án và căn hộ siêu sang với giá rao bán lên đến trên dưới 500 triệu đồng/m2, thậm chí 1 tỷ đồng/m2.
Phân tích về tình trạng sốt đất ở Việt Nam tại một diễn đàn mới diễn ra, GS. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – cho biết, chu kỳ sốt đất tại Việt Nam là có thật. Sau mỗi lần sốt thì giá được tăng cao nhưng chưa bao giờ có hiện tượng vỡ “bong bóng” bất động sản.
Theo ông Võ, lần sốt đất tiếp theo sẽ làm giá tăng cao hơn và cùng lắm là thị trường đóng băng. Tình trạng này dẫn đến hệ lụy là nhóm những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp ngày càng khó khăn trong tìm mua nhà ở bằng đồng lương của mình.
Tình trạng tăng nóng, “sốt đất” cục bộ như những tháng đầu năm không còn xảy ra ở các địa phương. Tuy nhiên, giá nhà ở riêng lẻ, đất nền, căn hộ chung cư vẫn giữ ở mức cao đã được thiết lập tại thời điểm cuối quý II đang ảnh hưởng đến tính thanh khoản và lượng giao dịch của thị trường đặc biệt là thị trường thứ cấp.
Báo cáo thị trường bất động sản quý III của Bộ Xây dựng vừa được công bố cho thấy, trong giai đoạn đầu năm nay, hoạt động của thị trường bất động sản đã dần trở lại bình thường, lượng khách hàng tìm kiếm và giao dịch cũng tăng hơn nhiều so với năm 2021.
Tính đến nay, hầu hết sàn giao dịch đã trở lại hoạt động; đồng thời có thêm nhiều sàn mới được thành lập. Hiện thị trường có khoảng hơn 1.100 sàn giao dịch bất động sản hoạt động.
Tổng Hợp