Thực tế là do thiếu thu nhập nên mọi người lao vào kinh doanh bất động sản, hình thức này vừa mang tính chất ảo, vừa mang tính thật. Chính vì thế, nếu tiếp tục siết tín dụng vào bất động sản thì nguồn cung sẽ càng giảm và thiếu so với nguồn cầu đang tăng. Theo các chuyên gia, chu kỳ sốt giá bất động sản tại nước ngoài không lặp lại nhưng Việt Nam lại có chu kỳ đó trong vòng thập kỷ.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết, việc kiểm soát tín dụng vào bất động sản là một trong những biện pháp để giảm lượng tiền trong lĩnh vực này, từ đó đưa thị trường bất động sản về đúng giá trị thực, tránh tình trạng bong bóng bất động sản, tránh nguy cơ gây khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản và lĩnh vực tài chính – tiền tệ.
Động thái này còn góp phần thanh lọc được các nhà đầu tư và các doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu kém hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn và kinh doanh tràn lan. Tuy nhiên, cần có các biện pháp để thị trường bất động sản có thể hồi phục và phát triển, đáp ứng nhu cầu hồi phục và tăng trưởng của các ngành kinh tế quốc dân và đảm bảo an sinh xã hội.
Cần xem xét mức độ tín dụng bất động sản một cách linh hoạt, phù hợp với từng ngân hàng thương mại và từng dự án, không nên quy định một tỷ lệ 8% chung cho tất cả các ngân hàng thương mại. Bởi các ngân hàng thương mại sẽ là người xem xét hiệu quả, khả năng hoàn vốn và thu lợi nhuận của các khoản cho vay, khả năng chịu đựng rủi ro của bản thân ngân hàng thương mại.
Năm 1980 Nhật Bản rơi vào sốt giá, cơn sốt trên thị trường bất động sản đã khiến thị trường chứng khoán Nhật Bản hình thành bong bóng; Năm 1997 tại Thái Lan, thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng đã gây nên khủng hoảng tài chính toàn ASEAN; Năm 2008, khủng hoảng Mỹ do áp dụng cơ chế thế chấp gây khủng hoảng toàn cầu, ngân hàng Mỹ đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để cứu thị trường. Hay gần nhất đã thấy sự tàn phá của lạm phát 2009 – 2010 tại Việt Nam đã làm thị trường rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
“Chúng ta cần suy xét cẩn thận nguồn thu từ đất, để tránh sốt đất không lặp đi lặp lại sốt giá. Nước ngoài không có chu kỳ lặp lại sốt giá, nhưng tại Việt Nam, năm 1990 – 1992 đất tăng gấp 10 lần, năm 2000 – 2002 tăng gấp 10 lần, cứ thế tăng lên và giờ đã tăng rất nhiều lần”, ông Đặng Hùng Võ nêu.
Trong các nguồn vốn vào thị trường bất động sản, chúng ta có chủ trương huy động dòng tiền từ dân, đây là chủ trương tốt, nhưng quan trọng việc huy động dòng tiền như thế nào. Còn vốn tín dụng đang khuyến khích cho các nhà đầu tư vay làm hạ tầng, bây giờ mới bắt đầu mở ra thị trường chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu,… Do đó, chúng ta có thể sáng kiến ra nhiều phương thức huy động vốn, nhưng phải kiểm soát việc huy động này một cách cẩn thận.
Hiện nay, có trên 8 luồng vốn đổ vào thị trường bất động sản gồm: Trái phiếu, cổ phiếu, quỹ đầu tư tín thác, tái thế chấp – công cụ làm cho tiền được sinh sôi bằng tỷ lệ 1/tỷ lệ chiết khấu, quỹ tiết kiệm tương hỗ, timeshare, tổ chức tài chính dài hạn và các công cụ khác.
Nguồn cấp vốn tiềm năng cho thị trường bất động sản thông tăng vốn cho thị trường. Từ đó, cấp vốn cho thị trường bất động sản như một bộ phận cần vốn. Ba là, tranh chấp vốn với thị trường bất động sản. Nếu thị trường bất động sản không đủ hấp dẫn, nguồn tiền trái phiếu sẽ vận hành đến các thị trường khác. Hệ quả là thị trường bất động sản bị trái phiếu hút đi. Đây là nguồn vốn thế chấp niềm tin để nhà đầu tư mua.
Về tác động của nguồn vốn từ cổ phiếu, trước hết trực tiếp cấp vốn cho các doanh nghiệp bất động sản thông qua cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản. Hai là, là nguồn cấp vốn cho thị trường bất động sản khi chốt lời tại thị trường chứng khoán và vận hành đến các thị trường khác, trong đó có thị trường bất động sản. Ba là, trở thành đối thủ cạnh tranh thu hút vốn khi thị trường hấp dẫn. Bốn là, là chủ thể hút vốn của thị trường bất động sản khi thị trường chứng khoán gặp khó khăn, phải hút vốn về để bù đắp khoản thiếu hụt.
Tổng Hợp