Trong bối cảnh dịch COVID-19, không phải chỉ mỗi doanh nghiệp phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Các ngân hàng cũng đang phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía. Khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) muốn giảm lãi vay, cơ cấu nợ,…
Ngân hàng là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng vốn, được ví là huyết mạch của nền kinh tế. Do đó, đảm bảo sự hoạt động ổn định, sức khoẻ lành mạnh của các ngân hàng là điều rất quan trọng để góp phần ổn định nền kinh tế.
Tại Việt Nam, vốn vẫn phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao, tăng từ 136% năm 2019 đã tăng mạnh lên 146% vào cuối năm 2020.
Báo cáo của World Bank cho rằng tỷ lệ này làm gia tăng nguy cơ cho các ngân hàng do quan hệ của họ với những ngành kinh tế thực bị ảnh hưởng, như du lịch, hàng không, và có thể cả bất động sản. Hiện tại, tỷ lệ nợ xấu đang thấp do NHNN ban hành các biện pháp tạm thời cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn. Ngoài ra, rủi ro mất khả năng trả nợ tăng lên có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực tài chính theo thời gian. Theo World Bank, những số liệu chung trên có thể che lấp đi nguy cơ dễ bị tổn thương của một số ngân hàng thương mại, trong đó có những ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn thấp, được thể hiện qua việc thiếu khả năng đáp ứng các yêu cầu của chuẩn Basel II.
Những con số lãi lớn, tăng trưởng cao trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021 đang khiến nhiều người cho rằng ngân hàng “miễn nhiễm” thậm chí hưởng lợi trong đại dịch COVID-19. Sự thật có phải như vậy? Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, kinh doanh tiền tệ, thu tiền gửi và cho vay, ngân hàng là trung gian trung chuyển vốn giữa các chủ thể.
Dưới góc độ những nhà kinh doanh, các ngân hàng phải tìm cách tận dụng mọi cách để kiếm lợi nhuận từ những mảng khác để bù lại phần lợi nhuận đã hi sinh nhằm đảm bảo kế hoạch kinh doanh cho cả năm. Đẩy mạnh các khoản thu phi tín dụng như thu từ phí dịch vụ, bán chéo bảo hiểm, kinh doanh ngoại hối,… là những mảng kinh doanh được nhiều ngân hàng chú trọng và ghi nhận tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021.
Lý do ngân hàng lãi lớn được nhiều chuyên gia phân tích lý giải nhờ biên lãi thuần tăng và nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng mở rộng. Ngân hàng sẽ là đối tượng chịu tác động chậm hơn, sau các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi các doanh nghiệp gặp khó khăn, không trả được nợ, nợ xấu hình thành và là chiếc bom nổ chậm đối với các ngân hàng.
Đôi khi nợ xấu vẫn được hạch toán lãi dự thu và được ghi nhận vào lợi nhuận của ngân hàng, những khoản này được gọi là “lãi ảo” lợi nhuận chưa thực hiện và nhiều khả năng không thể thu hồi. Liên tiếp các chương trình giảm lãi suất các khoản vay cũ lẫn mới, dù không phải áp dụng cho tất cả khách hàng, nguồn thu từ lãi của ngân hàng cũng sẽ giảm đi một khoản khá lớn. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận, kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng trong năm. Theo một ước tính mới đây, tổng mức “hy sinh” lợi nhuận của các ngân hàng để hỗ trợ khách hàng trong dịch COVID-19 lên tới 24.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19, không phải chỉ mỗi doanh nghiệp phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Các ngân hàng cũng đang phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía. Khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) muốn giảm lãi vay, cơ cấu nợ; nhân viên muốn giữ thu nhập ổn định, ban quản trị muốn kiểm soát chất lượng nợ tốt và cổ đông kỳ vọng lợi nhuận cao và chia cổ tức. Giảm lãi cho vay trong khi khách hàng gửi tiền không muốn giảm lãi tiền gửi sẽ dẫn đến khả năng lợi nhuận sụt giảm. Nợ xấu tăng làm tăng chi phí dự phòng và các chi phí xử lý nợ,… Trong khi đó để hoạt động trong dịch, nhiều ngân hàng cũng phải chịu thêm những chi phí liên quan đến xét nghiệm, đi lại, ba tại chỗ như các doanh nghiệp.
Tĩnh kiên