Dòng vốn của các nhà đầu tư ngoại vẫn đang sẵn sàng để đổ vào thị trường BĐS Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động M&A cũng có những rào cản nhất định nên thị trường chững lại dù nhiều nhà đầu tư vẫn muốn tham gia vào thị trường.
NĐT nước ngoài vẫn đang rất tự tin với thị trường BĐS Việt Nam. Còn ở góc độ người mua nhà, dù họ có tâm lý thận trọng nhưng nhiều NĐT đang quan tâm đến thị trường sơ cấp (mua từ chủ đầu tư) và trên cả thị trường thứ cấp nhiều người mua nhà vẫn đang tìm kiếm các sản phẩm có giá hợp lý mua để ở.
Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường BĐS hiện nay khó khăn nhưng trong nguy khi nào cũng có cơ. Việt Nam đang là quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh. Xu hướng chuyển dịch công xưởng của thế giới về Việt Nam cũng đang ngày càng rõ.
Bên cạnh đó, hiện nay lãi suất ngân hàng ngày càng thấp. Điều này có lợi cho tất cả các ngành nghề kinh doanh ổn định trở lại. Tiêu dùng của người dân sẽ tăng lên. Điều này sẽ tác động đến thị trường BĐS.
Làn sóng giảm mạnh lãi suất huy động đang diễn ra không chỉ ở các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân mà cả 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước cũng đang có động thái giảm lãi suất cho vay, tiết kiệm.
Trước tác động giảm lãi suất tiết kiệm, cho vay, nhiều NĐT đã đặt lên bàn cân để cân nhắc các kênh đầu tư là vàng, tiết kiệm hay BĐS. Trước đây, nếu lãi suất huy động cao thường người dân sẽ chọn kênh gửi tiết kiệm cho an toàn. Còn nhiều người khác vẫn hướng vào kênh đầu tư BĐS vì khả năng sinh lợi về trung, dài hạn sẽ tốt hơn.
Theo các chuyên gia, việc giảm lãi suất ngân hàng là một tín hiệu tích cực đối với thị trường BĐS trong lúc khó khăn cho dù tác động từ yếu tố này không quá mạnh mẽ.
Ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính cũng cho hay, thị trường BĐS hiện nay khác hơn so với năm 2008 khi xuất hiện các cục máu đông nợ xấu là do thời điểm đó hàng loạt ngân hàng nhỏ được thành lập và huy động vốn bằng mọi cách mà sân sau chính là các công ty BĐS. Do đó, khi thị trường đóng băng thì hình thành các khối nợ xấu.
Còn giai đoạn 2014 cho tới nay thì hệ thống ngân hàng đã đã được chuẩn hoá. Dù một số doanh nghiệp khó khăn nhưng vẫn chưa hình thành nợ xấu. Cộng thêm ảnh hưởng của dịch bệnh covid nên nhiều doanh nghiệp được giãn nợ nên nhìn chung báo cáo vẫn chưa có nợ xấu.
Dịch Covid-19 dần được khống chế và kiểm soát, du lịch trong nước được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh giai đoạn cuối năm. Cùng với đó phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang đứng trước cơ hội lớn, hứa hẹn tiềm năng về một sự bùng nổ mạnh mẽ. Nắm bắt cơ hội này, hiện nay các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cũng tăng tốc trên đường đua mới.
Để khởi động đường đua mới, các chủ đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển về các khu vực mới. Thay vì những thị trường nghỉ dưỡng quen thuộc như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…Các địa điểm du lịch giàu tiềm năng nhưng chưa quá phát triển như Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Nguyên, Yên Bái, Hòa Bình… cũng được các chủ đầu tư khai phá, đưa ra các sản phẩm mới.
Theo báo cáo của JLL, giá sơ cấp nhà liền thổ tiếp tục tăng lên USD 5.337/m2 trong quý 3/2020, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái và 3,1% so với quý trước. Sự gia tăng chủ yếu do sự gia nhập của các dự án mới với giá cao hơn trung bình cũng như sự tự tin của các chủ đầu tư của các dự án tích hợp quy mô lớn.
Dự báo trong quý tới, số lượng căn nhà liền thổ được tung ra sẽ trở lại mức bình thường như từ cuối năm 2018 đến nay, từ 300-400 căn, và như vậy cả năm 2020 sẽ có khoảng 2.500 căn nhà liền thổ được mở bán. Con số này vẫn 40% thấp hơn nguồn cung trong giai đoạn 2016-2018 do các vấn đề pháp lý vẫn tồn đọng. Với nguồn cung hạn chế và nhu cầu vẫn mạnh, giá sơ cấp sẽ tiếp tục tăng.
Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường BĐS đang có nhiều yếu tố hỗ trợ từ kinh tế vĩ mô, bên cạnh đó, lãi suất cho doanh nghiệp, người mua nhà vay giảm cũng là nhân tố tích cực tác động đến thị trường BĐS.
Kiên Cương
(Tổng Hợp)
Theo Phụ Nữ Mới