Quy định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ tới các ngân hàng nghiên cứu và cho ý kiến.
Trước các vấn đề được quan tâm, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp và có những điều chỉnh phù hợp.
Tuy vậy, vị lãnh đạo phụ trách khối quản lý rủi ro cho hay: “Họp đi họp lại nhiều lần mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề gì. Theo tôi, có khi cứ ban hành Thông tư mới trước, rồi trong quá trình triển khai có điểm nào vướng thì tiếp tục sửa đổi. Chứ cứ đợi chờ như hiện nay sẽ làm khó các ngân hàng”.
Các lãnh đạo ngân hàng một mặt bày tỏ cảm thông với nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước, mặt khác tỏ ra sốt ruột trước việc chậm trễ ban hành thông tư mới.
Tính đến ngày 25/12/2020, tất cả các tổ chức tín dụng đã vào cuộc và thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 270.000 khách hàng, với dư nợ 355.000 tỷ đồng đồng. Con số này tương đương khoảng 4% tổng dư nợ cho vay toàn ngành được cơ cấu và không bị chuyển nhóm nợ.
Mặc dù một lượng lớn nợ được giữ nguyên như trên nhưng tỷ lệ nợ xấu toàn ngành được Ngân hàng Nhà nước công bố vẫn tăng nhanh và vượt qua mốc 2%.
Không những thế, khi nhìn chi tiết tại báo cáo tài chính quý 3/2020 của các ngân hàng có thể dễ dàng thấy, khối lượng nợ nhóm 2 đang rất khổng lồ và vốn dĩ đã đầy tiềm tàng khả năng biến thành nợ xấu.
Theo nội dung sửa đổi, tổ chức tín dụng sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Thứ nhất là các khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
Thứ hai là phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong thời gian từ 23/1/2020 đến 31/3/2021.
Thứ ba là khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.
“Để đối phó với trường hợp xấu nhất thì các ngân hàng buộc phải tự lo trích lập dự phòng. Đây là điều bình thường, bởi rõ ràng mình có thân thì mình phải lo. Nhưng thực tế muốn lo cũng không được, vì nếu tự trích lập trước khi có thông tư hướng dẫn không khéo bị cơ quan thuế có ý kiến ‘doanh nghiệp trốn thuế’. Các cơ quan quản lý có những quan điểm khác nhau trong vấn đề này dẫn đến nhiều điểm bất cập và xét cho cùng thì bên chịu ảnh hưởng vẫn là ngân hàng và khách hàng”, vị lãnh đạo phụ trách khối nguồn vốn nêu quan điểm.
Từ 1/1/2024, các tổ chức tín dụng quay trở lại xác định phân loại nợ và trích lập như quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, nội dung sửa đổi Thông tư 01 quy định tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro bao gồm kết quả phân loại nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch theo quy định tại Thông tư.
Lãnh đạo phụ trách khối quản lý rủi ro một ngân hàng cổ phần trụ sở tại Hà Nội cho biết, từ tháng 11/2020, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần gửi dự thảo tới các ngân hàng để nghiên cứu và cho ý kiến, đồng thời liên tục mời các ngân hàng họp trao đổi trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước.
Lần họp gần đây nhất, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp đưa phiếu lấy ý kiến lựa chọn phương án trích lập dự phòng.